【nhận định bình dương】Doanh nghiệp chuẩn bị cho công cụ tái chế, thu gom bắt buộc thế nào?
Truyền thông,ệpchuẩnbịchocôngcụtáichếthugombắtbuộcthếnànhận định bình dương giáo dục, lan tỏa thông điệp xanh – sạch – đẹp, hướng tới thay đổi nhận thức người tiêu dùng là bước đi đầu tiên của doanh nghiệp ngành hàng bao bì.
Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, kể từ năm 2022, nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm đóng góp tài chính bắt buộc vào Quỹ Bảo vệ môi trường, theo quy định của điều 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Khoản đóng góp tài chính này được hoàn thành trước ngày 20/4.
Kể từ năm 2024, doanh nghiệp nhóm ngành bao bì phải thực hiện phần còn lại của công cụ EPR, tức là quy định theo điều 54 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Theo quy định này, doanh nghiệp nhóm ngành hàng bao bì được lựa chọn giữa đóng góp cho Quỹ Bảo vệ môi trường hoặc tự thực hiện thu gom, tái chế.
Thực tế, công tác chuẩn bị cho thực thi EPR đã được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị từ rất sớm, trước khi cả Luật Bảo vệ môi trường 2020 được phê duyệt. Một nhóm doanh nghiệp lớn ngành hàng FMCG đã cùng nhau thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), được các chuyên gia đánh giá là hình thức sơ khai của tổ chức thực thi EPR cấp độ ngành.
Mục tiêu đầu tiên được PRO Việt Nam triển khai là thay đổi hành vi, nhận thức của người tiêu dùng đối với bao bì sản phẩm, thông qua quảng bá, truyền thông.
Tuyên truyền chống rác nhựa
Năm 2021, 1 trong những thành viên sáng lập PRO Việt Nam là Coca Cola đã in thông điệp “tái chế tôi” lên bao bì tất cả các sản phẩm. Đây là một phần thuộc chiến lược Vì một thế giới không rác thải của Coca Cola.
Trên phạm vi rộng hơn, Coca Coca cũng triển khai các hoạt động tiếp thị, truyền thông hướng tới thay đổi hành vi của người tiêu dùng đối với rác thải nhựa.
Thành viên sáng lập khác, cũng là “đối thủ truyền kiếp” của Coca Cola là PepsiCo cũng tích cực trong công tác thay đổi nhận thức của người tiêu dùng. PepsiCo hướng đến đối tượng là người trẻ tuổi với dự án Tăng cường nhận thức về quản lý chất thải nhựa, triển khai từ năm 2020, đặt mục tiêu đào tạo ra những nhà lãnh đạo trẻ về môi trường, thay đổi hành vi tiêu dùng, xả thải của học sinh, sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Một số thành viên khác như Tetra Pak, Mondelez Kinh Đô, URC… cũng có những chương trình, dự án, chiến dịch truyền thông riêng nhằm tạo thói quen thu gom, phân loại rác thải cho người tiêu dùng.
Bên cạnh triển khai những hoạt động riêng lẻ, một số dự án chung được PRO Việt Nam phối hợp với những đơn vị liên quan như các công ty vệ sinh môi trường (CITENCO, URENCO, HEPCO; Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (VUREIA); Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED)…
Một số chiến dịch truyền thông được PRO tổ chức và đồng hành tổ chức có thể kể đến chiến dịch Chung tay giảm nhựa; Thu hồi rác tái chế đổi quà; triển lãm Túi xanh đi chợ…
Hướng đến đối tượng trẻ, PRO Việt Nam tổ chức chương trình cuộc thi Hành động xanh – môi trường sạch, thu hút được hàng trăm bài dự thi, là những video ghi lại quá trình phân loại, xử lý sơ rác thải trước khi vứt bỏ, với thông điệp những chung tay thực hiện những hành động nhỏ để đem lại giá trị lớn lao về môi trường.
Trước đó, PRO Việt Nam đã tài trợ biên dịch và phát hành bộ sách Cùng học về 3R do Bộ Môi trường Nhật Bản biên soạn, được phát hành miễn phí tới các cá nhân, tổ chức và trường học để tạo hiệu ứng lan tỏa.
友情链接
- Rafael Nadal vắng mặt Indian Wells và Miami Open
- Di sản Hồ Chí Minh, kho báu của dân tộc Việt Nam
- Trao giải tuần 3 hội thi cải cách hành chính
- Cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho 6 liệt sĩ hy sinh tại Đắk Lắk
- Tạm giữ hình sự đối tượng mua hơn 12 triệu đồng ma túy
- Lừa đặt cọc xe ô tô, giám đốc chiếm đoạt của khách hàng hơn 3,5 tỷ đồng
- Hơn 300 bạn trẻ tham gia hội trại truyền thống đồng hương Huế tại TP. Hồ Chí Minh
- Khối ngoại quay lại mua ròng hơn 1.500 tỷ đồng trong tuần qua
- Kỳ họp lần thứ 6 của Hội đồng Nhân dân tỉnh dự kiến thông qua 11 nghị quyết
- Bảng xếp hạng Ligue 1 2022