【lịch đấu bồ đào nha】Tình hình Ukraine mới nhất: Quân đội Ukraine đã rút vũ khí hạng nhẹ ra khỏi khu vực giới tuyến
Quân đội Ukraine đã rút vũ khí hạng nhẹ ra khỏi khu vực giới tuyến
TheìnhhìnhUkrainemớinhấtQuânđộiUkraineđãrútvũkhíhạngnhẹrakhỏikhuvựcgiớituyếlịch đấu bồ đào nhao tin tức về tình hình Ukraine mới nhất trên Vietnamplus, AFPđưa tin, ngày 7/11, quân đội Ukraine thông báo đã hoàn tất việc rút vũ khí hạng nhẹ ra khỏi giới tuyến miền Đông, nơi các cuộc đụng độ với lực lượng ly khai đã bùng phát trong những ngày gần đây bất chấp lệnh ngừng bắn.
Tình hình Ukraine mới nhất cho biết quân đội Ukraine đã rút vũ khí hạng nhẹ ra khỏi khu vực giới tuyến
Phát ngôn viên quân đội Ukraine Oleksandr Zavtonov cho biết binh sỹ Ukraine đã rút các súng cối 82mm khỏi các ngôi làng Pisky và Opytne gần sân bay Donetsk, vốn đã bị tàn phá sau các cuộc giao tranh năm ngoái. Một binh sỹ thuộc Lữ đoàn 93 của quân đội Ukraine nói: "Chúng tôi không đáp trả hành động khiêu khích hay các phát súng của phe ly khai. Nếu phải tự vệ, thì hiện chúng tôi chỉ có súng ngắn, súng trường Kalashnikov và gạch đá."
Với động thái trên, chính quyền Kiev đã hoàn tất việc rút vũ khí khỏi khu vực Donetsk. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) phụ trách giám sát quá trình rút vũ khí vẫn chưa đưa ra bình luận về thông báo của Kiev. Phe ly khai cũng tuyên bố đã rút vũ khí hạng nhẹ ra khỏi khu vực trên hôm 5/11.
Châu Âu cùng Nga buộc Ukraine phải chấp nhận tự trị cho Donbass?
Infonet đưa tin, trong cuộc họp của các Ngoại trưởng nhóm “Bộ tứ Normady” mới đây, Nga và châu Âu đã đạt được sự đồng thuận về việc “đóng băng” cuộc xung đột Ukraine. Sự đồng thuận này sẽ đặt chính quyền Kiev vào thế cực khó nếu muốn tiếp tục vi phạm Minsk-2.
Ngày 6/11 vừa qua, Ngoại trưởng nhóm “Bộ tứ Normady” (gồm Ngoại trưởng Nga S.Lavrov, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius và Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin) đã tiếp tục nhóm họp tại Berlin, thủ đô nước Đức để bàn bạc các vấn đề liên quan đến tình hình ở Donbass nhằm thúc đẩy việc thực hiện Thỏa thuận Minsk.
Kết thúc hội đàm, các bên phải thừa nhận rằng việc thực hiện Thỏa thuận Minsk trong năm 2015 sẽ không thể thực hiện được. Nguyên nhân là do phía Ukraine không thực hiện các cam kết về việc sửa đổi Hiến pháp và không thông qua các đạo luật về bầu cử địa phương ở Donbass, cũng như từ chối tiến hành đối thoại trực tiếp với giới lãnh đạo Donbass suốt năm 2015. Chính vì vậy, các bên đã đi đến quyết định sẽ kéo dài việc thực hiện Thỏa thuận Minsk sang năm 2016.
Nếu như Ukraine có ý định thực hiện hiệp ước này trong năm 2016 thì ngay trong tháng 11/2015, Ukraine sẽ phải thông qua đạo luật mới cho phép vùng Donbass được tổ chức các cuộc bầu cử địa phương vào tháng 2/2016.
Các Ngoại trưởng nhóm 'Bộ tứ Normady' vừa gặp nhau hôm 6/11 tại Berlin, Đức
Tuy nhiên, hiện Quốc hội Ukraine, do nhiều nguyên nhân khác nhau, lại chưa sẵn sàng thực hiện bước đi này. Hiện trong liên minh cầm quyền Ukraine đang nảy sinh những mâu thuẫn nghiêm trọng đe dọa đến sự tồn tại của chính Quốc hội nước này (có thể bị giải tán sớm). Hơn nữa, trước khi thông qua đạo luật này, Kiev cần phải thống nhất với đại diện Donetsk và Lugansk về các điều khoản trong đạo luật như các nguyên tắc bầu cử, bầu cử cho ai và cho lực lượng nào, cách thức đảm bảo an ninh…
Việc đạt được các thỏa thuận trên, theo giới phân tích, là điều không dễ dàng vì nó đòi hỏi từ Kiev phải chấp nhận những điều kiện không theo ý mình. Theo tuyên bố của Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin, “hình thức tổ chức bầu cử ở Donbass phải căn cứ trên luật pháp của Ukraine và đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế”.
Theo nhận định của các nhà phân tích thuộc tờ “Expert - Chuyên gia”, đây là bước đi hợp lý để Nga dần dần khiến Ukraine buộc phải thực hiện các điều khoản của Minsk-2. Hơn nữa, khi EU dần tìm được tiếng nói chung với Nga trong vấn đề này thì Ukraine sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể cản trở các quá trình tự trị của vùng Donbass, trước hết là các cuộc bầu cử địa phương ở khu vực này vào tháng 2/2016.
Lệnh ngừng bắn được các bên thực hiện nghiêm túc
Theo Vietnamplus, các Bộ trưởng Ngoại giao "Nhóm Normandy" gồm Đức, Pháp, Nga và Ukraine nhóm họp ngày 6/11 tại thủ đô Berlin (Đức) đã hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện lệnh ngừng bắn tại miền Đông Ukraine trong 10 tuần qua, đồng thời kêu gọi thúc đẩy hơn nữa các nỗ lực chính trị nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại quốc gia này.
Các bên nhất trí cho rằng thỏa thuận Minsk về Ukraine phải được tiếp tục thực hiện vào năm sau và vọng có thể ngăn chặn được tình trạng bạo lực leo thang ở miển Đông Ukraine. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết các ngoại trưởng cũng đã thảo luận vấn đề soạn thảo các dự luật cần thiết liên quan đến bầu cử tại vùng Donbass của Ukraine và tiến hành cải cách chính trị tại Ukraine.
Xe của lực lượng ly khai chở súng chống tăng MT-12 Rapira 100-mm rút khỏi Donetsk ngày 28/10
Theo Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin, bầu cử tại Donbass phải được tiến hành theo luật bầu cử của Ukraine và quy định của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Các ngoại trưởng cũng lần đầu tiên bàn bạc vấn đề rà phá bom mìn tại Donbass, theo đó, từ nay đến cuối tháng 11 sẽ đề ra các ưu tiên và mô hình kỹ thuật cho quá trình rà phá bom mìn. Ông Steinmeier hy vọng công tác tháo gỡ bom mìn sẽ được bắt đầu trước khi mùa Đông đến để điều kiện thời tiết không cản trở công việc của công binh.
Tại cuộc gặp, các bên ghi nhận việc rút vũ khí dưới 100 mm và xe tăng theo thỏa thuận Minsk nhìn chung được thực hiện theo đúng lịch trình và hoạt động này sẽ hoàn tất vào ngày 12/11 tới. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết các bên tham gia hội nghị đánh giá mô hình rút vũ khí hạng nhẹ dưới 100mm đã thành công và hoàn toàn có thể áp dụng cho hoạt động rút vũ khí hạng nặng. Các ngoại trưởng cũng đánh giá tình hình nhân đạo tại miền Đông Ukraine chưa có dấu hiệu cải thiện, các tổ chức nhân đạo không được tiếp cận đầy đủ các khu vực ở Donbass, trừ Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế.
Trang Mạc(T/h)
Những thành tựu nổi bật trong ‘Hành trình đến sao Hỏa’ của NASA