【ket quả bóng đá ý】Tác động của các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với Hàn Quốc
Hàn Quốc thay đổi cách kiểm tra cơ sở sản xuất thực phẩm xuất khẩu | |
Căng thẳng với Mỹ,ácđộngcủacácbiệnpháphạnchếxuấtkhẩucủaNhậtBảnđốivớiHànQuốket quả bóng đá ý Trung Quốc tìm cách lôi kéo Nhật Bản và Hàn Quốc | |
Quan hệ Nhật Bản và Hàn Quốc ấm dần trong đại dịch Covid-19 |
Căng thẳng thương mại Nhật – Hàn |
Nhật Bản chính thức siết chặt quy chế xuất khẩu sang Hàn Quốc từ ngày 4/7/2019 đối với nhựa nhiệt dẻo, khí ăn mòn và chất cản màu. Khoảng 90% mặt hàng nhựa nhiệt dẻo và chất cản màu, và 45% khí ăn mòn các doanh nghiệp Hàn Quốc đang sử dụng đều nhập từ Nhật Bản. Đây là những vật liệu có mức độ phụ thuộc lớn vào Nhật Bản, khó đa dạng hóa nguồn nhập khẩu. Do đó, nước đi này của Tokyo làm dấy lên lo ngại sẽ gây ra cú sốc lớn đối với ngành công nghiệp của Hàn Quốc. Động thái của Nhật Bản được cho là nhằm trả đũa vụ Tòa án Tối cao Hàn Quốc ra phán quyết yêu cầu doanh nghiệp Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân bị cưỡng ép lao động trong thời chiến.
Sau đó, Nhật Bản còn công bố loại Hàn Quốc khỏi “Danh sách trắng” các quốc gia được hưởng ưu đãi về quy trình xuất khẩu. Đáp lại, Hàn Quốc cũng thực thi biện pháp tương tự, loại Nhật Bản khỏi “Danh sách trắng” khiến tình hình càng tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, sau một năm, những biện pháp trên không gây ra cú sốc quá lớn cho ngành công nghiệp chip bán dẫn và màn hình của Hàn Quốc. Nhật Bản đã nhiều lần ngăn chặn xuất khẩu ba mặt hàng trên sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp nội địa hóa các mặt hàng này và đa dạng hóa nguồn nhập khẩu.
Viện nghiên cứu thương mại quốc tế thuộc Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) phân tích kết quả nhập khẩu ba mặt hàng bị Nhật Bản siết chặt quy chế. Theo đó, mức độ phụ thuộc nhập khẩu từ Nhật Bản đối với mặt hàng nhựa nhiệt dẻo đã giảm 6%, khí ăn mòn giảm 33%. Nguồn nhập khẩu cũng đã được đa dạng hóa hơn, chuyển sang một số thị trường khác như Bỉ hay Đài Loan (Trung Quốc).
Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp lớn trong nước do Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc (FKI) tiến hành, năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp vật liệu, linh kiện, trang thiết bị tăng sau một năm. Tháng 7/2019, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vật liệu, linh kiện, trang thiết bị Nhật Bản đạt 100 điểm, của các doanh nghiệp Hàn Quốc chỉ đạt 89,6 điểm. Tuy nhiên sau một năm, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng lên 91,6 điểm.
Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đánh giá biện pháp siết chặt quy chế của Nhật Bản không ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế Hàn Quốc. Tất nhiên, vẫn còn nhiều bài toán nan giải đặt ra với Seoul. Trong đó, đầu tiên là phải xoa dịu quan hệ Hàn-Nhật đang xấu đi nghiêm trọng. Hàn Quốc và Nhật Bản có mức độ phụ thuộc lẫn nhau rất lớn ở mọi khía cạnh chính trị, kinh tế, ngoại giao, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ. Dù Hàn Quốc đã nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp vật liệu, linh kiện, trang thiết bị thì con đường phía trước vẫn còn rất dài. T. Hằng