【bong đá blu】Cách Lotte thâu tóm doanh nghiệp Việt

Ảnh minh hoạ

Bắt đầu với vai trò là cổ đông chiến lược,áchLottethâutómdoanhnghiệpViệbong đá blu sở hữu một lượng lớn vốn điều lệ, các hãng ngoại dần tham gia sâu vào ban quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thế nhưng, khi đã phát triển "đủ lông đủ cánh" tại thị trường Việt Nam, hãng ngoại bắt đầu lộ rõ ý đồ thâu tóm và nắm trọn quyền kiểm soát, điều hành. Từ những mối "lương duyên" được kỳ vọng sẽ tốt đẹp, không ít thương hiệu Việt đã phải "ngậm ngùi" thua ngay chính sân nhà.

Mục tiêu mà các hãng ngoại nhắm đến khi thành lập các liên doanh tại Việt Nam là mua lại cổ phần hoặc góp vốn với những doanh nghiệp đã ít nhiều có tên tuổi trên thị trường. Không ít bài học nhãn tiền vẫn còn nóng hổi, như câu chuyện CocaCola, Unilever, P&G..., nhưng xem ra khả năng phòng vệ của doanh nghiệp Việt trước liên doanh vẫn còn khá yếu.

Mánh lới của nhà đầu tư ngoại

Có rất nhiều chiêu thức mà các hãng ngoại đưa ra để tăng cường quyền lực và đạt các mục tiêu lợi ích sau khi liên doanh được thành lập. Với những liên doanh cùng ngành nghề, chuyển giá là hiện tượng phổ biến khi phía nước ngoài thường yêu cầu Việt Nam tiêu thụ một số sản phẩm của mình.

Chiêu thức này khá giống với mối quan hệ hợp tác giữa Lotte và Bibica, khi không ít cổ đông đặt ra nghi vấn về việc Lotte chuyển giá. Bibica phải nhập sản phẩm từ công ty đối tác của Lotte tại Hàn Quốc, với giá vốn bằng giá bán. Thậm chí, có thông tin còn cho rằng Lotte tính giá xuất khẩu hiện tại trên cơ sở giá 2 năm về trước trong khi giá nguyên liệu đã tăng cao. Trên thực tế chưa biết Lotte có thực hiện chuyển giá khi bán sản phẩm cho Bibica hay không, nhưng nhiều chuyên gia cho biết hiện tượng này là có thực ở không ít các liên doanh nước ngoài.

Với tiềm lực tài chính vững mạnh, nhiều hãng ngoại sau khi liên doanh thường đưa ra chiến lược mở rộng đầu tư sản xuất, xây dựng thêm các nhà máy, hệ thống phân phối nhằm tạo nên sức ép về tài chính cho doanh nghiệp trong nước.

Liên doanh giữa Lotte-Minh Vân có thể xem là dẫn chứng điển hình, khi nhà đầu tư ngoại này liên tiếp đưa ra những kế hoạch mở rộng điểm bán, yêu cầu tăng vốn điều lệ. Một trong những nguyên nhân lý giải cho hồi kết của thương vụ này bắt nguồn từ việc Minh Vân chịu sức ép tăng vốn theo yêu cầu của Lotte, nên quyết định bán lại 20% vốn cổ phần được xem là phương án khả thi nhất. Một số liên doanh khác như Lever - Viso, Lever-Haso hay P&G với bột giặt Phương Đông... cũng đều kết thúc theo hướng thôn tính, và doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận sự thua thiệt.

Thậm chí, có những nhà đầu tư ngoại với ưu thế nắm giữ một lượng lớn cổ phần đã vận động cổ đông thay tên công ty. Câu chuyện Lotte được dẫn chứng ở trên là thực tế điển hình khi trong cuộc họp đại hội cổ đông gần đây, đối tác chiến lược Lotte đưa ra đề xuất đổi tên công ty từ Bibica thành Lotte-Bibica. Ngoài ra, một số chiêu trò như gia tăng chi phí quản lý, quảng cáo nhằm tạo chỗ đứng cho thương hiệu nước ngoài nhưng lại tăng khả năng thua lỗ trong ngắn hạn cho doanh nghiệp Việt Nam; hoặc mua chuộc nhân sự, vận động mua cổ phần của các cổ đông nhằm gia tăng vốn điều lệ; chuyển giao công nghệ cũ hoặc lạc hậu không theo đúng cam kết; tạo sự nhầm lẫn về thương hiệu...

Mắt xích từ con người + vốn

Theo đánh giá của các chuyên gia, xu hướng chuyển đổi từ liên doanh thành 100% vốn nước ngoài đang ngày càng gia tăng. Xuất phát từ những xung đột quyền lợi và mục tiêu kinh doanh, giữa chiến lược đầu tư để chiếm lĩnh thị trường lâu dài của các nhà đầu tư ngoại và mục tiêu lợi nhuận trước mắt của doanh nghiệp Việt Nam, các hình thức liên doanh dần được chuyển đổi theo hướng có lợi cho nhà đầu tư ngoại.

Các chuyên gia về thương hiệu cho rằng sự yếu kém trong chính nội tại của doanh nghiệp Việt Nam là nguyên nhân làm cho các nhà đầu tư ngoại ngày càng lấn lướt. Trong khi chuyên gia về thương hiệu, ông Võ Văn Quang, lại cho rằng để xây dựng thành công một liên doanh theo tiêu chí "đôi bên cùng có lợi", doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị về xây dựng thương hiệu, chiêu mộ nhân tài và tìm thêm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư.

Thế nhưng, báo cáo của dự án thương hiệu châu Á do B&Company Việt Nam phối hợp thực hiện cùng Nikkei BP Consulting, đánh giá: "So với trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng hơn đến việc xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nên chú ý hơn đến tính sáng tạo, đột phá khi xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình". Và trong khi vấn đề về thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức, thì việc huy động nguồn lực nhân tài và vốn vẫn đang còn là câu chuyện khá xa vời với các doanh nghiệp nội.

Với mô hình liên doanh chủ yếu là của các tập đoàn lớn với các doanh nghiệp trong nước, tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam thường có tỷ lệ thấp. Các chuyên gia đánh giá nhân lực làm việc trong liên doanh lại có nhiều hạn chế về trình độ, kinh nghiệm quản lý, tạo nên những yếu kém, sơ hở, như: không chi phối được sản xuất, kiểm soát được nguồn tài chính, nên để đối tác liên doanh lợi dụng thâu tóm.

Ông Lê Quang Phúc, chuyên gia về thương hiệu, thành viên của trang Friday Business Forum (thuộc dự án phi lợi nhuận dành cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam), cho rằng ngoài khó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam thường bị hạn chế trong cách giữ và phát triển thương hiệu, nhận thức về sở hữu và điều hành còn kém, thường áp dụng cùng một cách quản lý trong cách làm kinh doanh, và thay đổi phương pháp quản lý rất chậm, trong khi tốc độ kinh tế lại phát triển quá nhanh, nên dẫn tới bị suy yếu.

Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù đã có nhiều lời mời chào thành lập liên doanh đến với không ít thương hiệu Việt, như: nước rửa chén Mỹ Hảo, nhôm Kim Hằng, sữa Vinamilk..., nhưng chủ của các thương hiệu này đã từ chối. Và không cần đến liên doanh, các thương hiệu này vẫn phát triển, nắm giữ một thị phần đáng kể trên thị trường. Xây dựng liên doanh là quá trình tất yếu để nâng cao nguồn lực, công nghệ cho doanh nghiệp Việt trong thời hội nhập, nhưng để tránh thâu tóm, các doanh nghiệp cần tính đến bài toán đầu tư dài hơi hơn về cả con người và tài chính.

Theo Thời báo kinh doanh