【keonhacai5.net】Xu hướng tất yếu nhưng cơ chế còn bất cập – Bài 2: Cần những chính sách khuyến khích

Hỗ trợ người bệnh phục hồi chức năng về nói

Thêm quyền để giữ người giỏi

Từ thực tiễn hoạt động của Bệnh viện Phục hồi chức năng Thừa Thiên Huế,ướngtấtyếunhưngcơchếcònbấtcập–BàiCầnnhữngchínhsáchkhuyếnkhíkeonhacai5.net BSCC. Nguyễn Quang Hiền cho rằng, dù Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp đã ra đời, nhưng các đơn vị của Thừa Thiên Huế vẫn được giao chi thường xuyên theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Nghĩa là giao đơn vị thực hiện tự chủ chi thường xuyên, nhưng mọi vấn đề về nhân lực, biên chế, thi đua khen thưởng… đều do cơ quan quản lý Nhà nước quyết định.

Bệnh viện Phục hồi chức năng Thừa Thiên Huế đang có 60 biên chế làm việc (ngành giao 65 biên chế). Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị, bệnh viện hợp đồng thêm 30 người để thực hiện công việc chuyên môn. Để thu hút nhân lực chất lượng, năm 2020, bệnh viện áp dụng chế độ hấp dẫn là hỗ trợ 50 triệu đồng cho một vị trí làm việc của bác sĩ đa khoa. Hiện, bệnh viện đã ký hợp đồng lao động với 4 bác sĩ, sắp tới hợp đồng thêm 2 bác sĩ. Đây là bước chuẩn bị lớp bác sĩ đa khoa kế cận, nối tiếp các bác sĩ đa khoa của bệnh viện đã lớn tuổi, sắp nghỉ hưu.

Gần gũi, chăm sóc tận tình người bệnh

Đánh giá rất cao hiệu quả làm việc của đội ngũ lao động hợp đồng của bệnh viện, nhưng một trong những vấn đề khiến con người tâm huyết ấy còn nặng lòng là chưa thể “mở” các chế độ đãi ngộ cho anh em. “Anh em luôn nỗ lực hết sức để làm việc và được công nhận. Vậy nhưng mỗi khi có cơ hội khen thưởng, từ cơ sở chúng tôi ghi nhận và đề xuất thì lại không được, vì là người ngoài biên chế. Theo tôi, nếu đã giao các đơn vị tự chủ chi thường xuyên thì hãy tạo điều kiện để chúng tôi có thể thực hiện các chính sách để thu hút và giữ chân những người giỏi. Không chỉ là khen thưởng, mà ngay cả bổ nhiệm ở vị trí việc làm thích hợp cũng được nghiên cứu, áp dụng để những lao động giỏi có thể yên tâm gắn bó công tác lâu dài. Họ chính là nguồn lao động quan trọng tạo nên nguồn thu cho đơn vị”, BSCC. Nguyễn Quang Hiền nói rõ.

Cần sự khuyến khích và công bằng

Nhiều người cho rằng, các cơ sở y tế công lập tuy được giao nhiệm vụ tự chủ chi thường xuyên nhưng lại không được quyền tự chủ, mọi hoạt động đều phải xin các cấp, gây khó khăn cho đơn vị. Vấn đề này cũng được BSCKII. Phạm Minh Trường, Giám đốc Bệnh viện Mắt Huế đồng tình. Ông nói: Đó là một trong những tồn tại của việc TCTC hiện nay. Thực tế cho thấy, tự chủ trong cơ sở y tế công lập là xu thế tất yếu, nhưng Nhà nước vẫn chưa có một hành lang pháp lý cụ thể, cũng như chưa có cơ chế rõ ràng để những đơn vị thực hiện tự chủ được quyền tự chủ đúng nghĩa. Thậm chí, ngay cả việc nâng lương và những chế độ liên quan đến tiền lương, tuy nguồn tiền do đơn vị tự thu tự chi nhưng đơn vị không có quyền quyết định mà phải là đơn vị quản lý Nhà nước cấp trên.

Là những đơn vị tự chủ chi thường xuyên nhưng nhiều quyền tự quyết đang giới hạn, những đơn vị như Bệnh viện Mắt Huế và Bệnh viện Phục hồi chức năng Thừa Thiên Huế nhận thấy có sự thiếu công bằng tromg quá trình thực hiện chủ trương. BSCKII. Phạm Minh Trường so sánh đơn giản: Bệnh viện Mắt Huế là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên thì Nhà nước không cấp lương. Đơn vị B cũng là đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ nên được Nhà nước cấp lương và kinh phí hoạt động. Đáng lẽ, khi chúng tôi đã tự chủ thì từ khoản kinh phí tiết kiệm được Nhà nước có thể hỗ trợ chúng tôi phần nào để đầu tư trang thiết bị, phát triển hạ tầng, song lại khoán hết, thật không công bằng. Đơn vị B chưa tự chủ vừa được Nhà nước cấp lương, còn được đầu tư trang thiết bị. Trong khi để có được nguồn lực đảm bảo tự chủ, chúng tôi phải tìm kiếm cơ hội khắp nơi và cật lực khai thác các nguồn thu.

Đồng quan điểm trên, BSCC. Nguyễn Quang Hiền nhấn mạnh: Với chính sách như hiện nay, một đơn vị thực hiện tự chủ chi thường xuyên và một đơn vị tự chủ một phần chưa có sự khác nhau rõ ràng về những quyền tự chủ. Nếu đơn vị đủ sức, giao nhiệm vụ tự chủ hoàn toàn, cả chi thường xuyên và chi đầu tư luôn. Nghĩa là, được quyền hoàn toàn tự chủ về nhân lực, xây dựng, quyền hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, nếu một đơn vị không thực hiện từng mức độ tự chủ, không qua thử thách thì làm sao có thể tiến tới tự chủ hoàn toàn. Theo tôi, để khuyến khích các đơn vị tự chủ, Nhà nước phải có cơ chế tự chủ rõ ràng và có lộ trình cụ thể đi liền với nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi cụ thể. Có như thế mới công bằng với những đơn vị làm việc nhiều, năng động, sáng tạo, đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị công lập.

Hoạt động theo mô hình khác với 2 đơn vị trên, nhưng 2 năm trở lại đây, Trung tâm Y tế huyện Phú Vang cũng đã tự chủ được một phần chi thường xuyên cho các hoạt động của khối bệnh viện. Mức chi mỗi năm khoảng 20 tỷ đồng. Qua 30 năm xây dựng và phát triển, từ một đơn vị y tế chỉ có 60 người, đến nay Trung tâm Y tế Phú Vang đã có hơn 320 viên chức. Năm 2014, bệnh viện trực thuộc Trung tâm Y tế Phú Vang là bệnh viện tuyến huyện đầu tiên của tỉnh được xếp hạng II, được cả bệnh nhân các vùng lân cận thuộc huyện Phú Lộc và thị xã Hương Thủy tin tưởng. Công suất sử dụng giường bệnh hàng năm đạt mức từ 160-175%.

Áp lực về năng lực tự chủ một phần tài chính có ảnh hưởng chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện? Trả lời sự quan tâm này, BSCKII. Trương Như Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang dứt khoát: “Hoàn toàn không. Chúng tôi thực hiện chức năng khám chữa bệnh theo quy trình chuyên môn Nhà nước quy định và chưa thực hiện liên hết, xã hội hóa nên việc tự chủ một phần tài chính không ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh. Giá dịch vụ tại đây cũng được thống nhất cho các đối tượng, theo mức giá bảo hiểm y tế cho những người có thẻ và theo quy định của UBND tỉnh đối với những người không có thẻ bảo hiểm y tế. Người dân không đóng thêm khoản nào”.

Tuy nhiên, do Nhà nước chưa có cơ chế tự chủ rõ ràng cho mô hình trung tâm y tế cấp huyện nên chủ trương này chưa thực sự tạo được động lực để thúc đẩy các đơn vị nâng cao nâng lực tự chủ. “Thực tế tại Phú Vang cho thấy, trong 2 năm 2018 và 2019, lương của trạm y tế sau khi được Nhà nước chi trả một phần vẫn thiếu, nên Trung tâm Y tế huyện phải điều phối một phần nguồn tài chính từ khối bệnh viện. Điều này khiến cho thu nhập tăng thêm của lực lượng lao động khối bệnh viện bị ảnh hưởng, không kích cầu được năng suất làm việc của cán bộ viên chức của khối bệnh viện. Mong rằng Nhà nước sẽ sớm có quy định, hướng dẫn cụ thể về vấn đề tự chủ tài chính cho mô hình trung tâm y tế cấp huyện”, BSCKII. Trương Như Sơn nhấn mạnh.

Tại Hội thảo “Cơ chế tự chủ đối với các bệnh viện công lập - Vấn đề đặt ra và vai trò của Kiểm toán Nhà nước” (năm 2019), GS.TS. Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho rằng: Khó khăn trong thực hiện cơ chế tự chủ tại các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) là chính sách đãi ngộ, chính sách thu hút đối với cán bộ y tế, đặc biệt là các chuyên gia, thầy thuốc giỏi chưa hợp lý; giá dịch vụ y tế chưa tính đủ chi phí; việc xã hội hóa đầu tư khó thực hiện do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện. Đặc biệt, trong KCB bảo hiểm y tế, việc giao dự toán chi phí KCB chưa sát thực tế; công tác giám định bảo hiểm y tế còn nhiều khâu, nhiều tầng, nhiều thủ tục; việc áp định mức chi phí trong KCB, thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chậm...

Bài: ĐỒNG VĂN - Ảnh:Bệnh viện cung cấp