【kq lyon】Phim ngắn phản cảm được sản xuất tràn lan trên mạng, Sở Văn hóa nói gì?

Thời gian qua,ắnphảncảmđượcsảnxuấttrànlantrênmạngSởVănhóanóigìkq lyon mạng xã hội xuất hiện những video gắn mác “phim ngắn” do một số cá nhân, đơn vị sản xuất. Các clip này thường khai thác chủ đề: Ngoại tình, đánh ghen, tệ nạn xã hội, chuyện chăn gối vợ chồng… 

04 sv.jpg
Một số phim ngắn có kịch bản gây sốc, mục đích "câu view". 

Đơn vị sản xuất sử dụng các kịch bản nhảm nhí, mời dàn diễn viên nghiệp dư đóng, sau đó cắt dựng đăng tải và giật tít với tiêu đề gây sốc. 

Để tạo sự chú ý và tăng tương tác, những tình huống đều được cố tình đẩy lên cao trào. Tuy nhiên, tình tiết phim phi thực tế, không mang giá trị văn hóa, giáo dục, thậm chí phản cảm. Một số kênh bị phản ánh gồm: SV Phim Ngắn, SVM

Trung bình mỗi video đăng tải có hàng nghìn lượt tương tác lẫn bình luận bày tỏ phẫn nộ, bức xúc từ khán giả. 

Bất chấp làn sóng tranh cãi, các đơn vị trên vẫn liên tục sản xuất, chia sẻ hàng chục video trên fanpage, hội nhóm mỗi tuần. Dễ nhận thấy, các clip này đem về doanh thu định kỳ hàng tháng cho họ nhờ việc chạy quảng cáo, hợp tác với các nhãn hàng tài trợ... 

Trên Facebook - nền tảng chưa có sự kiểm soát nội dung hướng đến độ tuổi cụ thể, số video này càng dễ khiến đối tượng trẻ em xem được. Nhiều người lo ngại việc ẩn chứa mối họa gây ảnh hưởng xấu cho khán giả, nhất là giới trẻ từ chính sự phát tán đầy rẫy của những đoạn clip độc hại trên. 

Trước phản ánh của báo chí, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao (Sở VH-TT) TPHCM vừa đưa ra phản hồi về vụ việc. 

Theo đại diện Sở, căn cứ Điều 8 Nghị định 144 “Hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật”, tại Khoản 4: “Tổ chức biểu diễn nghệ thuật không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm”.

Do đó, các tổ chức cá nhân đăng tải các video trên không gian mạng phải chịu trách nhiệm về nội dung cũng như phải có trách nhiệm ghi chú giới hạn độ tuổi người xem. 

phim ngan 4210.jpeg
Một fanpage đăng tải phim với tiêu đề phản cảm. 

Vừa qua, Sở đã phối hợp với các cơ quan có liên quan làm việc, kiến nghị xử lý một số trường hợp cụ thể theo phản ánh của báo chí, người dân. 

Đồng thời, Sở thường xuyên phổ biến quy định pháp luật, quy tắc ứng xử của người hoạt động nghệ thuật, định hướng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo thẩm quyền. 

“Tuy nhiên, với sự phức tạp trên môi trường mạng, để xử lý một cách triệt để những vấn đề như báo chí phản ánh cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều bộ ngành từ cấp trung ương đến địa phương, hệ thống pháp luật được hoàn thiện tăng tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý”, Sở Văn hóa phát biểu. 

Phía Sở đã ký kết liên tịch với một số sở ngành trên địa bàn thành phố để phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách, đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục kiến nghị một số vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách mà xã hội đang quan tâm.

Lập tổ công tác quản lý hoạt động phổ biến phim trên mạng

Về việc phim nhảm nhí, phản cảm tràn lan trên mạng, hồi tháng 4/2023, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông ký quyết định thành lập tổ công tác quản lý hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng.

Tổ công tác gồm 10 thành viên, do Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành làm tổ trưởng. Tổ công tác chịu trách nhiệm cấp, thu hồi giấy phép phân loại phim đối với phim của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chưa đủ điều kiện.

Tổ công tác cũng quản lý hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, trả lời bằng văn bản đối với đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng, đồng thời đăng tải công khai tên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng.