Ngày 2/12/2016,ởrộngphạmvihỗtrợxuấtkhẩusangPhầnLanvàBắcÂcúp quốc gia chile tại Hà Nội, Đại sứ quán Phần Lan và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức tổng kết Dự án hỗ trợ phát triển xuất khẩu sang thị trường Phần Lan và Bắc Âu (Dự án FLC 14-04).
Đây là dự án do Quỹ Hợp tác địa phương (FLC) của Phần Lan tài trợ, với số kinh phí 180.000 Euro trong 2 năm 2014-2016, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, nuôi trồng, xuất khẩu nông thủy sản tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng bằng Sông Cửu Long xuất khẩu sang thị trường Phần Lan và Bắc Âu.
Theo ông Nguyễn Tuấn Hải- Giám đốc dự án FLC 14-04, sau 2 năm thực hiện, các doanh nghiệp tham gia dự án đều khẳng định dự án đã có những hoạt động hiệu quả, thiết thực hỗ trợ/hướng dẫn doanh nghiệp cách thức tiếp cận tìm hiểu thị trường một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
Với những thông tin cụ thể, chính xác về thị trường, chính sách đầu tư, văn hoá kinh doanh và thị hiếu người tiêu dùng, dự án đã góp phần thu hẹp khoảng cách về mặt thông tin giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Bắc Âu.
Phát biểu tại buổi tổng kết dự án, bà Annika Kaipola- Tham tán Thương mại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam cho biết, mặc dù Việt Nam và Phần Lan có nhiều cơ hội hợp tác nhưng thực tế cơ hội kinh doanh giữa hai nước còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Với những lợi ích thiết thực mang lại, Phần Lan sẽ xem xét kéo dài dự án để củng cố, đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam- Phần Lan, trên cơ sở mang lại lợi ích cho đôi bên chứ không phải các dự án không hoàn lại như trước đây nữa.
Theo ông Nguyễn Tuấn Hải, do dự án hỗ trợ phát triển xuất khẩu sang thị trường Phần Lan và Bắc Âu mới chỉ chủ yếu tập trung vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên các doanh nghiệp phía Bắc vẫn còn chưa tiếp cận được với các lợi ích của dự án. Thời gian tới, sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của dự án tại khu vực này để các doanh nghiệp trên cả nước đều có thể tham gia.
Mục tiêu của dự án FLC 14-04: tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, quy định và cơ hội thị trường cho doanh nghiệp Việt; Nâng cao năng lực sản xuất và chế biến của doanh nghiệp Việt nhằm đáp ứng các quy định đối với hàng nhập khẩu của Phần Lan và Bắc Âu; Hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường, tìm kiếm đối tác hợp tác thương mại và đầu tư tại thị trường Phần Lan và Bắc Âu; góp phần tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Phần Lan cũng như các nước Bắc Âu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại. |
Vũ Luyện