Vẫn nở rộ quảng cáo thuốc kích dục,ôngcóđạidiệntạiViệtNamsẽkhógiảiquyếtcácsaiphạkết quả đá bóng việt nam hôm qua dịch vụ “nhạy cảm”
Nếu như trước đây YouTube nổi tiếng với quảng cáo “nhà tôi ba đời” thì bây giờ video ngắn (reels) của Facebook đang là thiên đường của quảng cáo thuốc kích dục, đặc biệt là “sìnxxx”, “nước hoa kích dục”, hay “bổ hoàngxxx”…
Hàng loạt video ngắn lồng ghép các phim người lớn, các cô gái hở hang nhảy múa minh hoạ, thậm chí là cả clip do người thật đóng, kèm với đó là quảng cáo bằng chữ, hay hình ảnh các loại thuốc kích dục được quảng bá công khai trên Facebook. Đáng chú ý, các video có từ vài trăm nghìn đến hàng triệu lượt xem.
Không chỉ quảng cáo thuốc kích dục, như VietNamNet đã phản ánh, tình trạng các group, fanpage, video quảng cáo game bài đổi thưởng (game đánh bạc) trên Facebook vẫn không hề giảm. Thậm chí, tên các group, fanpage hay video còn ghi rõ từ khoá “game bài đổi thưởng” và tên game để thu hút người dùng.
Ngoài game đánh bạc, các group còn quảng bá cho cá độ bóng đá, soi kèo… với hàng chục đến hàng trăm nghìn thành viên tham gia. Trong các group, nhiều video quảng cáo mời chào người dùng vào các website cá độ quốc tế để cá cược.
Đáng nói hơn, thời gian gần đây, trên ứng dụng chat của Facebook (Messenger) còn có hình thức quảng cáo “điều đào”, xuất hiện hình ảnh đại diện là các cô gái, khi người dùng nhấp vào sẽ hiện ra dịch vụ mua bán dâm công khai.
Messenger của Facebook cũng ghi rõ đây là hình thức “quảng cáo” và nó xuất hiện ngay trong giao diện ứng dụng khi người dùng tiến hành tìm bạn để trò chuyện.
Khó giải quyết khi Facebook không có đại diện tại Việt Nam
Đấu tranh với các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới là một chủ trương được Bộ TT&TT triển khai thực hiện trong nhiều năm qua. Hoạt động này bao gồm việc buộc các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, gỡ bỏ các thông tin xấu độc, sai lệch, tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội.
Thống kê của Bộ TT&TT công bố mới đây cho thấy, từ ngày 1/7 đến ngày 24/7/2023, Facebook đã chặn, gỡ bỏ 224 bài viết đăng thông tin sai sự thật tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức. Tỷ lệ gỡ bỏ là 90%.
Tuy nhiên, nhìn vào số lượng được Facebook gỡ bỏ, có thể nói chỉ như muối bỏ bể.
Anh Lê Khánh, một người đang làm nhiều dịch vụ online trên các mạng xã hội xuyên biên giới cho biết, nếu vẫn quản lý như hiện nay sẽ rất khó dẹp các nội dung “bẩn” một cách triệt để trên các mạng xã hội Facebook hay YouTube.
Đơn cử như, Facebook duyệt các nội dung hay quảng cáo đều bằng công cụ trí tuệ nhân tạo (AI), những người kiếm tiền online (MMO) ở Việt Nam sẽ tìm cách lách được công cụ này.
Vì thế, nội dung “bẩn” vẫn được quảng cáo một cách thoải mái, bởi có thể dùng thủ thuật để “lách” AI. Chỉ khi quảng cáo bị báo cáo quá nhiều, Facebook mới cho xét duyệt. Tuy nhiên, việc này rất ít, do không có đủ nhân sự.
Anh Lê Khánh khẳng định, hiện Facebook tại Việt Nam đang gặp rất nhiều vấn đề. Cái chính ở đây là họ không có đại diện tại Việt Nam để xử lý. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp bị "chơi bẩn” hay bị vi phạm bản quyền… và có báo cáo thì có khi cả tuần hoặc nửa tháng sau mới được hỗ trợ trả lời.
Cho nên, dù cơ quan chức năng có yêu cầu xử lý các nội dung vi phạm cũng không thể nhanh được. Điều này khác với TikTok, do họ có đại diện tại Việt Nam nên cơ quan quản lý dễ làm việc hơn. Đơn cử như việc họ sẵn sàng phối hợp cho đợt kiểm tra vừa rồi.
Anh Khôi Nguyễn, một người đang làm các dịch vụ Facebook tại TP.HCM cũng cho rằng, quá khó để xử lý nếu như Facebook vẫn xét duyệt bằng AI như hiện tại. Chẳng hạn như quảng cáo “điều đào” trên Messenger thì từ khoá đó không vi phạm quảng cáo của nền tảng vì có ý nghĩa chung chung. Dùng từ “bán dâm” hay “gái gọi” mới bị kiểm duyệt.
Chưa kể, nếu cấm từ khoá này những người làm quảng cáo “bẩn” lại lách bằng từ khoá khác. Trong trường hợp Facebook quét duyệt lại bằng người kiểm duyệt và khoá tài khoản, họ sẽ dùng tài khoản mới để chạy lại một cách dễ dàng.