【phát trực tiếp bóng đá hôm nay】Nếu chỉ dựa vào ngân sách, khó đáp ứng phòng dịch cho toàn dân

8

Cán bộ y tế kiểm tra sức khoẻ trước khi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người dân.

Mua bao nhiêu tiền,ếuchỉdựavàongânsáchkhóđápứngphòngdịchchotoàndâphát trực tiếp bóng đá hôm nay phải trình Chính phủ

Theo ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính, với chi phí mua, vận chuyển, bảo quản... và tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho cả nước lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, việc thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 để kêu gọi sự chung tay của doanh nghiệp và người dân là cần thiết.

Ông Võ Thành Hưng cho hay, trách nhiệm của ngân sách là luôn đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng chống dịch Covid-19, trong đó có mua vắc-xin để tiêm phòng cho người dân. Tuy nhiên, có sự chung tay của người dân sẽ giúp giảm gánh nặng cho ngân sách. Việc thành lập quỹ vắc-xin phòng Covid-19 để đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng chống dịch, đẩy nhanh tiến độ tiếp cận mua, nhập khẩu vắc-xin để triển khai tiêm chủng trên diện rộng cho nhân dân.

Chuyển kinh phí ủng hộ vào ngân sách để mua vắc-xin

Vừa qua, Chính phủ cũng đã đồng ý dùng tiền ủng hộ chống dịch Covid-19 để mua vắc-xin. Trong đó, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, đồng thời hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với sở tài chính địa phương thực hiện chuyển toàn bộ số kinh phí đã tiếp nhận ủng hộ (còn lại) vào ngân sách nhà nước để mua vắc-xin phòng Covid-19.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã đồng ý sử dụng 12.100 tỷ đồng nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vắc-xin phòng dịch Covid-19. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lây lan mạnh ở nước ta, nguồn kinh phí này là nguồn lực rất quan trọng để thực hiện Chiến lược vắc-xin của Việt Nam phòng chống dịch Covid-19 theo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Nếu việc thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 được chấp thuận, Chính phủ hoặc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ đứng ra kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng quỹ này. Các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có thể đóng góp, ủng hộ bằng cách có thể chuyển khoản vào tài khoản của quỹ mở tại Kho bạc Nhà nước. “Bộ Tài chính sẽ quản lý thu khi tiếp nhận các nguồn đóng góp hay nói cách khác là giữ tiền. Nguồn tiền từ quỹ chỉ sử dụng để mua và tiêm vắc-xin cho nhân dân. Cụ thể, mỗi lần chi sẽ do Bộ Y tế đề xuất như từng đợt mua vắc-xin có trị giá hợp đồng mua là bao nhiêu tiền cùng chi phí vận chuyển, bảo quản rồi trình Chính phủ quyết định” - ông Võ Thành Hưng chia sẻ thêm.

Trong đề xuất của Bộ Tài chính đã nêu rõ, để minh bạch thu chi và sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ mua vắc-xin cho quỹ này, quỹ sẽ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về các hoạt động tài chính của các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính và Kiểm toán Nhà nước. Ngoài ra, quỹ cũng phải được báo cáo tình hình thu chi, quyết toán tài chính để trình Chính phủ, Quốc hội. Số tiền huy động, danh sách các tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp, nội dung và số tiền đã chi, số dư quỹ còn lại nếu có cũng phải được công khai.

Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến Việt Nam sẽ mua 150 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người. Tổng kinh phí ước khoảng 25.200 tỷ đồng, trong đó kinh phí mua vắc-xin khoảng 21.000 tỷ đồng, chi phí vận chuyển, bảo quản, phân phối và tổ chức tiêm chủng khoảng 4.200 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương dự kiến bố trí khoảng 16.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức là 9.200 tỷ đồng.

Nhà nước chịu trách nhiệm nguồn và mua vắc-xin

Đề xuất của Bộ Tài chính nhận được sự ủng hộ của dư luận. Theo các chuyên gia kinh tế, nhu cầu vắc-xin hàng năm tăng cao, khi dịch kéo dài kinh phí mua vắc-xin rất lớn. Nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách sẽ khó đáp ứng mục tiêu phòng dịch cho toàn dân.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, câu chuyện về việc mua vắc-xin và quỹ mua vắc-xin phải nhìn dưới nhiều góc độ. Trước hết, nguyên tắc đầu tiên phải là Nhà nước chịu trách nhiệm và đứng ra mua vắc-xin để đảm bảo tính an toàn và khả năng kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ.

Còn về nguồn mua vắc-xin, Nhà nước đảm bảo nguồn, có nghĩa Bộ Tài chính đảm bảo nguồn từ ngân sách hoặc các nguồn tương tự ngân sách để mua vắc-xin tiêm phòng cho toàn dân. “Như vậy, Bộ Tài chính đã làm đúng trách nhiệm phần việc của mình đó là tìm nguồn để mua vắc-xin phòng dịch. Trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính, tiền mua vắc-xin có từ nhiều nguồn, như nguồn từ ngân sách nhà nước hay từ các nguồn huy động hợp pháp khác. Mới đây, Bộ Tài chính đã đề xuất và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định sử dụng hơn 12 nghìn tỷ đồng nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vắc-xin phòng dịch Covid-19 cũng xuất phát từ mục đích nêu trên”, ông Vũ Đình Ánh nói.

Tuy nhiên, về lâu dài, nhu cầu vắc-xin hàng năm tăng cao khi dịch kéo dài, kinh phí mua vắc-xin rất lớn, nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách sẽ khó đáp ứng mục tiêu phòng dịch cho toàn dân. Do đó, ông Vũ Đình Ánh đồng tình với đề xuất cần phải thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19. Hình thức là phải huy động tiền ủng hộ mua vắc-xin, chứ không phải là các đơn vị, doanh nghiệp tự ý mua vắc-xin, sẽ ảnh hưởng tới chất lượng, tiến độ kiểm soát dịch bệnh cũng như đàm phán mua vắc-xin.

“Bộ Tài chính quản lý quỹ và quỹ hoạt động dưới hình thức là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước, được thanh kiểm tra, kiểm toán về các hoạt động, như vậy là hoàn toàn hợp lý. Mục đích chính là hoạt động hiệu quả, huy động các nguồn lực để cùng với nguồn từ ngân sách mua vắc-xin tiêm phòng cho toàn dân”, ông Vũ Đình Ánh chia sẻ thêm.

Gần đây, đại diện một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã đề xuất được mua để đẩy nhanh quá trình tiêm chủng vắc-xin cho người lao động. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đề xuất nêu trên cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi để thực hiện mục tiêu chống dịch của Chính phủ, cần thiết Chính phủ và Bộ Y tế phải kiểm soát về chất lượng vắc-xin, các vắc-xin được phép nhập khẩu, để tiêm chủng đảm bảo an toàn cao nhất.

Hàng trăm tỷ đồng ủng hộ phòng, chống Covid-19

Trước tình hình hết sức phức tạp của dịch Covid-19, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) đã kêu gọi toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch. Đến nay đã thu được hàng trăm tỷ đồng.

Ủy ban MTTQ TP. Hà Nội từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận hơn 30 tỷ đồng. Ban vận động, tiếp nhận và phân phối Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19 TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận hơn 269 tỷ đồng. Riêng Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh, chỉ sau hơn 1 tháng phát động Quỹ “Chung một tấm lòng” ủng hộ kinh phí để mua vắc-xin ngừa Covid-19 với thông điệp “Triệu trái tim - Một tấm lòng - vắc-xin vượt qua Covid-19”, đã tiếp nhận hơn 34 tỷ đồng. Số tiền này đã chuyển cho Ủy ban MTTQ TP. Hồ Chí Minh nhằm góp phần thiết thực cho công tác phòng, chống dịch bệnh, giúp cho người dân sớm có được vắc-xin để ngăn chặn hiệu quả và đẩy lùi sự lây lan dịch Covid-19. Rất nhiều các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài nước đã chia sẻ cùng cả hệ thống chính trị trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19. Cùng với việc mua thiết bị y tế chống dịch, thì cần thiết phải có nguồn tiền chi mua vắc-xin tiêm phòng cho toàn dân.

Minh Anh