Phát triển ngành công nghiệp Hydrogen xanh: Lợi thế nào cho Việt Nam?ôngtinmớivềpháttriểnngànhsảnxuấthydrogenxanhtạiViệtrận đấu câu lạc bộ bóng đá dallas gặp inter miami Tọa đàm “Triển vọng Hydrogen xanh trong nền kinh tế carbon thấp của Việt Nam” Việt Nam sẽ là nơi sản xuất, trung chuyển hydrogen xanh trong khu vực |
Nghiên cứu xây dựng Luật năng lượng tái tạo
Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 19/9 tới tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Tại họp báo về Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 mới đây, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ của năm 2021-2025, đồng thời là năm thứ hai thực hiện chương trình phục hồi và phát triển nền kinh tế.
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển |
Ông Hiển nêu rõ, Diễn đàn năm nay giải quyết vấn đề cấp bách - tức là những vấn đề còn tồn đọng của năm 2023 để từ đó nhận diện được các rào cản trong phát triển kinh tế hiện nay.
“Dự báo năm 2023 chỉ hoàn thành 10/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội đề ra” -ông Hiển nói và nhấn mạnh, 5 chỉ tiêu không đạt lại là những chỉ tiêu “phản ánh chất lượng tăng trưởng” như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỉ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP...
“Rõ ràng chỉ tiêu không đạt được vừa có tính cấp bách trong ngắn hạn vừa đặt ra vấn đề trong dài hạn” - ông Hiển nói và cho biết đây là lý do Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2023 tập trung vào vấn đề tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững.
Trong 2 kỳ Diễn đàn trước, diễn ra vào các năm 2021, 2022, nhiều kiến nghị, đề xuất đã được nghiên cứu, tổng hợp, đưa vào các nghị quyết của Quốc hội, điều hành của Chính phủ, góp phần tháo gỡ khó khăn trước mắt, đồng thời thúc đẩy các giải pháp phát triển dài hạn của nền kinh tế.
Có thể kể tới Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 6 công trình giao thông quan trọng quốc gia được Quốc hội bấm nút…
Hiện tại, tình hình trong nước, quốc tế đang đối mặt với nhiều thách thức. Đặc biệt, những điểm nghẽn, tồn tại của nội tại nền kinh tế tiếp tục bộc lộ, tăng trường kinh tế có dấu hiệu chậm lại, hoạt động đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng trong nước cũng có dấu hiệu tương tự. Sau hơn 2 năm Covid-19 sức khỏe doanh nghiệp bị bào mòn, giờ lại thêm khó khăn thiếu đơn hàng...
Do đó, theo ông Hiển, việc tháo gỡ điểm nghẽn trước mắt là vô cùng cần thiết, nhưng đặt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của kinh tế số, kinh tế xanh, cần kiến tạo động lực mới cho tăng trưởng mới, các kiến giải, kế sách mới, để giúp chúng ta phục hồi và tăng trưởng bền vững.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về định hướng phát triển ngành sản xuất hydrogen xanh của Việt Nam, ông Nguyễn Đức Hiển cho hay, đối với hydro trong đó có hydrogen xanh, trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020 cũng đề ra các định hướng, trong đó, có hai nội dung quan trọng.
Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng Luật năng lượng tái tạo. Hiện nay, trong chương trình xây dựng luật của Quốc hội cũng đã có nhiệm vụ triển khai nghiên cứu nội dung này.
Thứ hai, trong Nghị quyết 55 có đề cập đến việc nghiên cứu công nghệ, xây dựng một số đề án thử nghiệm để triển khai sử dụng năng lượng hydro phù hợp với xu thế thế giới.
“Trong tháng 9, chúng tôi sẽ hoàn thành nghiên cứu báo cáo Bộ Chính trị về đánh giá 8 năm triển khai Nghị quyết 41 về ngành dầu khí. Ý tưởng xây dựng chiến lược phát triển hydrogen của Việt Nam cũng đã được đưa vào trong dự thảo” - ông Hiển cho hay.
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng với ngành dầu khí vì ngành này có nhiều lợi thế bởi hydrogen phải gắn với điện gió ngoài khơi. Do đó, đề xuất xây dựng luật về năng lượng tái tạo là phù hợp.
Hiện nay, theo Nghị quyết 140 của Chính phủ để triển khai Nghị quyết 55 cũng đã giao cho Bộ Công Thương để nghiên cứu xây dựng đề án chiến lược phát triển hydrogen của Việt Nam, GIZ đang có một dự án tài trợ cho Việt Nam để xây dựng luận cứ cho chiến lược này.
Việc xây dựng luật năng lượng tái tạo đã có định hướng, chủ trương. Còn việc xây dựng chiến lược phát triển hydrogen ở Việt Nam cũng rất phù hợp với định hướng nêu trong Nghị quyết 55, đồng thời phù hợp với xu thế chuyển dịch năng lượng để khai thác được hết tiềm năng thế mạnh của Việt Nam trong phát triển năng lượng tái tạo. Từ đó, tạo ra các động lực tăng trưởng dài hạn cho kinh tế Việt Nam.
"Cuộc chạy đua" trong lĩnh vực phát triển hydrogen
Chia sẻ thêm về vấn đề này, PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đánh giá tăng trưởng xanh là “con đường” giúp Việt Nam tránh được cách đi của tăng trưởng nâu, sau đó phải sử dụng các kết quả của kinh tế nóng để đi bồi thường cho những hệ luỵ về môi trường và xã hội.
PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam |
“Như vậy, tăng trưởng xanh là cách đi ngắn nhất mà không phải dùng tiền của kinh tế để đi bồi thường cho môi trường. Chúng ta sẽ thiết kế cách đi thẳng đến các mục tiêu kinh tế bền vững, xã hội và môi trường” - ông Tuấn nêu.
Để triển khai, Chính phủ cũng đã có các chiến lược phát triển theo hướng phát triển bền vững và kinh tế xanh. Việt Nam có hai chiến lược cho hai giai đoạn. Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trên cơ sở đó chúng ta cũng đã có kế hoạch hành động và 1/10/2021 theo quyết định 1658. Còn kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 theo quyết định 882/2022.
Như vậy, chúng ta đã có đầy đủ các giải pháp và hướng triển khai toàn diện. Riêng phần năng lượng có nêu rất rõ là phải đạt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng sử dụng nhiều hơn năng lượng tái tạo, sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên để giảm phát thải, giảm ô nhiễm, thực hiện kinh tế tuần hoàn để đạt được các mục tiêu bền vững.
Đối với hydrogen, ông Tuấn cho rằng, đã có trong nội dung các cấu phần chiến lược tăng trưởng xanh. Chúng ta đang chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, đây là xu hướng khách quan.
Hiện nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều cam kết chuyển dịch nhanh sang năng lượng tái tạo, đa số các nước cam kết carbon trung tính vào năm 2050, có thể được hiểu phát thải ròng bằng 0 vào 2050. Việt Nam cũng theo xu hướng đó và đã có cam kết trong COP26.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, chúng ta vừa phải giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động sản xuất và tiêu dùng, đồng thời chuyển dịch cơ cấu năng lượng. Hydrogen là một xu hướng mới, các nước trong khu vực từ phát triển đến đang phát triển, từ mới nổi đến đi sau đều đặt vấn đề chuyển dịch nhanh sang những lĩnh vực mới, trong đó hydrogen đang nổi lên như một ngành công nghiệp rất có tiềm năng.
“Hiện nay, đang có một cuộc chạy đua trong lĩnh vực phát triển công nghiệp hydrogen, đầu tư cho khoa học, đầu tư cho chuyển dịch năng lượng rất lớn” - ông Tuấn nói.
Việt Nam đang định hướng đúng khi đã có kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh, có Luật Bảo vệ môi trường và Đề án 687 để triển khai phát triển kinh tế tuần hoàn, đều nằm trong hướng sử dụng năng lượng theo hướng bền vững.
Về đề xuất xây dựng Luật năng lượng tái tạo, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho rằng là phù hợp, vì luật sẽ triển khai cụ thể Nghị quyết 55 và các định hướng chiến lược tăng trưởng xanh cũng như các đề án kinh tế tuần hoàn.