Ông Phạm Quang Vinh,ờicơmớiđàpháttriểnmớicủaquanhệViệkqbd u19 chau au nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước CHXHCN Việt Nam tại Hoa Kỳ, Chủ tịch Hội Việt - Mỹ. |
Thưa ông, Việt Nam và Hoa Kỳ vừa kỷ niệm tròn một năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Theo ông, đâu là những điểm đáng chú ý nhất trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ hai nước?
Tuyên bố chung nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào tháng 9/2023 đã nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện, sau 10 năm hai bên thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện. Đây là bước đột phá trong quan hệ hai nước, thể hiện tiềm năng hợp tác, độ tin cậy và phương hướng hợp tác sắp tới giữa hai nước.
Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện này dựa trên 10 trụ cột chính, nâng cấp cả về nội hàm, thực chất và phạm vi hoạt động so với Đối tác toàn diện, tập trung vào các nguyên tắc quan trọng của quan hệ hai nước, đó là tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, tôn trọng thể chế chính trị của nhau. Cần nhắc lại, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện nguyên tắc tôn trọng thể chế chính trị của nhau.
Hoa Kỳ cũng cam kết mạnh mẽ về việc ủng hộ một nước Việt Nam mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng. Đây là nguyên tắc rất quan trọng và chỉ đạo xuyên suốt trong quan hệ hai nước thời gian qua và trong tương lai.
Đồng thời, các trụ cột hợp tác đều có nội hàm, dư địa và không gian phát triển mới. Kinh tếvẫn là lĩnh vực then chốt, trong đó nhấn mạnh tiếp tục hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, tạo đà tăng trưởng hơn nữa trong quan hệ hai nước. Các lĩnh vực mới là đổi mới sáng tạo, hỗ trợ Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn, ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh… Cùng với đó, là các nội dung hợp tác về giao lưu nhân dân, khắc phục hậu quả chiến tranh.
Bên cạnh hợp tác song phương, hai bên đồng thời cam kết thúc đẩy hợp tác ở khu vực và quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, trong đó có hợp tác với ASEAN, để ASEAN đóng vai trò trung tâm hòa bình hợp tác của khu vực.
Tuyên bố chung này còn thể hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, làm bạn với các nước của Việt Nam, tạo cho Việt Nam một môi trường chiến lược mới, vị thế mới. Hoa Kỳ cùng với rất nhiều đối tác quan trọng khác của Việt Nam đã nằm trong cụm những đối tác hàng đầu, tạo ra thế chiến lược, thuận lợi cho Việt Nam cả về phát triển và an ninh, nâng cao vị thế trong hợp tác quốc tế.
Vậy sau một năm nâng cấp quan hệ, những kết quả nổi bật nhất trong quan hệ hai nước là gì, thưa ông?
Có thể nhận định rằng, hai nước và lãnh đạo hai nước đã bắt tay triển khai ngay những nội dung trong Tuyên bố chung và triển khai một cách khẩn trương, nhanh chóng.
Một loạt chuyến thăm của lãnh đạo hai bên với trọng tâm là phát triển kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo, khai thác mạnh mẽ nhất những tiềm năng, thế mạnh của Hoa Kỳ về lĩnh vực bán dẫn, đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ.
Trong các đoàn Hoa Kỳ đến Việt Nam, đáng chú ý có đoàn do Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, khi lần đầu tiên có 50 tập đoàn của Hoa Kỳ là những tập đoàn có tiềm năng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - công nghệ, đến Việt Nam để tìm hiểu và thúc đẩy thực hiện triển khai những thỏa thuận giữa hai Nhà nước, hai Chính phủ về phát triển kinh tế và hợp tác.
Chúng ta cũng đã triển khai 2 cuộc đối thoại rất quan trọng với Hoa Kỳ, gồm Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất (tháng 3/2024) và Đối thoại Kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất (tháng 6/2024). Các cuộc đối thoại này đã đánh giá tổng thể, đề ra phương hướng triển khai, thúc đẩy hợp tác trên tất cả lĩnh vực của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Một điểm đáng chú ý là, trong các đoàn Hoa Kỳ đến Việt Nam, có đoàn của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ vào tháng 7/2024, trong đó, ông Antony Blinken đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thể hiện sự tôn trọng nghi lễ, văn hóa Việt Nam, thể hiện tin cậy giữa hai nước, đánh giá cao những nỗ lực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong sự phát triển của Việt Nam và phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đối với khu vực và thế giới, trong một năm qua, Việt Nam và Hoa Kỳ đã hợp tác mạnh mẽ với nhau, nhấn mạnh thế giới cần phải dựa trên hòa bình, ổn định, hợp tác dựa trên luật pháp quốc tế.
Ông đánh giá thế nào về chủ trương của hai nước trong thời gian tới để triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện?
Việc hai bên đánh giá rất cao các nguyên tắc quan trọng, bao gồm tăng cường hợp tác và hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, trong đó có tôn trọng thể chế chính trị của nhau, là nền tảng để hai nước dù có khác biệt về chế độ chính trị, nhưng có thể cùng nhau đi những chặng đường dài, “đáng kinh ngạc” trong thúc đẩy hợp tác hai bên.
Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện tạo ra thời kỳ phát triển mới cho hai nước, vì lợi ích nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
Sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam và dự kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Joe Biden, trong bài phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao, đã đề cập quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ như một hình mẫu của hòa giải, từ thù địch chuyển sang đối tác, rồi nâng tầm lên mức cao nhất - Đối tác Chiến lược toàn diện, là cơ sở để các quốc gia khác có những quá khứ khác biệt nhau, nhưng nếu tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, thì có thể đạt được như vậy.
Quan trọng hơn, nhìn lại 1 năm nâng cấp quan hệ hai nước, chúng ta đang có thời cơ mới, đà phát triển mới.
Trong thời gian tới, hai bên chắc chắn tiếp tục làm sâu sắc hơn những nguyên tắc quan trọng trong quan hệ hai nước. Bên cạnh việc tiếp tục triển khai hiệu quả những lĩnh vực hợp tác truyền thống, đồng thời chú trọng những lĩnh vực phát triển mới trong kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, hợp tác chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu… Trong hợp tác kinh tế, đổi mới sáng tạo, có thể thấy rằng, hai Chính phủ đang nỗ lực tạo ra khung hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các doanh nghiệpvà khu vực tư nhân.
Ngoài ra, hợp tác giáo dục và khắc phục hậu quả chiến tranh cũng sẽ là trọng tâm trong quan hệ hợp tác hai nước thời gian tới.
Việt Nam và Hoa Kỳ đều mong muốn khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Vì vậy, hợp tác trong khu vực, đặc biệt là trong ASEAN sẽ tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian tới.