【bongda mobi.net】Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam: lãnh đạo chính phủ đối thoại với sinh viên

Chiều ngày 11/12,ĐạihộiđạibiểutoànquốcHộiSinhviênViệtNamlãnhđạochínhphủđốithoạivớisinhviêbongda mobi.net tại phiên làm việc thứ 5 của Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã có cuộc gặp gỡ, đối thoại với đại biểu Đại hội về những vấn đề liên quan đến sinh viên, công tác Hội và phong trào sinh viên hiện nay.

Những vấn đề các đại biểu thanh niên quan tâm khá rộng, từ luật an ninh mạng, nghiên cứu khoa học, vay vốn học tập, việc làm của sinh viên trường nghề cho tới đời sống văn hóa tinh thần của sinh viên...

{ keywords}
Quang cảnh buổi đối thoại (Ảnh: TƯ Đoàn TNCS HCM)

Chính thanh niên phải biết phân biệt tin xấu - tốt trên mạng

Câu hỏi đầu tiên là về việc giáo dục, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị cho sinh viên.

Theo đại biểu đến từ TP.HCM, dù đã những cải cách, đổi mới phương pháp học tập và giảng dạy, tuy nhiên một bộ phận sinh viên vẫn còn “sợ”, chưa xem trọng khi học những môn học trên. Đây cũng chính là gốc rễ của bản lĩnh chính trị, thái độ, tinh thần của sinh viên mỗi khi có những vấn đề về chính trị xảy ra. 

Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đồng tình bộ môn chính trị thường khô khan, khó tiếp thu. “Bộ Giáo dục cùng với các đơn vị chức năng đang đổi mới phương pháp, từ năm học tới đây sẽ thí điểm và sau đó áp dụng ra cả nước” – ông Nhạ nói.

{ keywords}
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm trả lời các câu hỏi tại đại hội (Ảnh: TƯ Đoàn TNCS HCM)

Đại biểu Trần Việt Anh, Chủ tịch Hội sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM gửi đến Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Phan Tâm câu hỏi về mạng xã hội: Luật An ninh mạng đã được Quốc hội khóa 14 thông qua, lộ trình ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành để có hành lang pháp lý cần thiết để xử lý các vi phạm như thế nào? Có quyết liệt sớm ban hành không? Đồng thời, khi luật được ban hành, việc quản lý, kiểm duyệt thông tin trên mạng internet và quyết liệt trong xử lý những thông tin xấu, thông tin xuyên tạc có tác động không tốt tới thanh thiếu niên và xã hội như thế nào.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho biết, sau khi Luật An ninh mạng được thông qua, hiện nay Bộ Công an đang xây dựng các Nghị định hướng dẫn. Luật An ninh mạng chưa chính thức có hiệu lực nhưng Bộ Thông tin - Truyền thông đã thiết lập cơ chế hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài để yêu cầu họ ngăn chặn, xoá bỏ, dỡ bở các thông tin không phù hợp với pháp luật Việt Nam.

“Tuy nhiên, chính thanh niên chúng ta phải biết phân biệt những tin xấu, tin tốt trên không gian mạng. Bên cạnh đó, cần có vai trò của gia đình, nhà trường và Đoàn Thanh niên trong định hướng, giáo dục thanh thiếu niên trong tiếp cận thông tin trên mạng xã hội” – ông Tâm nhấn mạnh.

Sinh viên có thể làm chủ nhiệm đề tài NCKH cấp trường

Đại biểu Hứa Thanh Hoa, Chủ tịch Hội Sinh viên ĐHQG Hà Nội, đặt câu hỏi về một vấn đề luôn “nóng” - việc ứng dụng những đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) vào thực tiễn. 

Theo sinh viên này, hiện nay phong trào NCKH phát triển rất mạnh mẽ trong sinh viên và các giảng viên trẻ. Có nhiều đề tài NCKH công phu và có tính thực tiễn cao, tuy nhiên phần lớn có mục đích chủ yếu là tham dự các cuộc thi về NCKH, sau đó thì dừng lại. Điều này dẫn đến lãng phí rất nhiều chất xám và nguồn lực của sinh viên và giảng viên.

Do đó, Thanh Hoa đồng thời đề xuất lãnh đạo Bộ Khoa học - Công nghệ và Bộ GD-ĐT quan tâm một số nội dung giải pháp như: Thứ nhất, cần có một đơn vị đứng ra thực hiện vai trò kết nối các đề tài nghiên cứu của sinh viên, giảng viên trẻ với những doanh nghiệp để họ có thể cấp kinh phí và ứng dụng các kết quả nghiên cứu.

{ keywords}
Hứa Thanh Hoa, Chủ tịch Hội Sinh viên ĐHQG Hà Nội (Ảnh: TƯ Đoàn TNCS HCM)

Thứ hai, xây dựng chiến lược và đặt hàng các công trình nghiên cứu theo các nhu cầu của xã hội.

Thứ ba, tăng tỉ lệ sinh viên là chủ nhiệm các đề tài NCKH từ cấp trường trở lên vì hiện nay đa số là tham gia cùng giáo viên.

Đối với những đề xuất của Thanh Hoa, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Thủ tướng đã có quyết định hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên. Sẽ có đơn vị kết nối trong các trường được thành lập như Doanh nghiệp khoa học công nghệ, nơi kết nối để chuyển ý tưởng nghiên cứu khoa học thành sản phẩm. Các nhóm nghiên cứu này sẽ là xu hướng tốt nhất để chuyển giao khoa học kỹ thuật.

"Tôi cho rằng sinh viên giỏi có thể chủ nhiệm đề tài gắn với sản phẩm nhất định. Sinh viên phải là lực lượng nghiên cứu chứ không phải tập sự nghiên cứu. Sẽ thành lập nhóm nghiên cứu không chỉ kết nối trong trường đại học mà với quốc tế" - ông Nhạ nói.

{ keywords}
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ (Ảnh: TƯ Đoàn TNCS HCM)

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy thì nhận định trong các trường học hiện nay, NCKH và khởi nghiệp được đẩy mạnh bởi đây được coi là chỉ số đánh giá chất lượng đào tạo, là giá trị kết nối với cộng đồng.

Đồng tình với ông Nhạ, ông Duy cũng cho rằng nên giao cho sinh viên làm chủ nhiệm đề tài NCKH.

“Chúng tôi tập trung hình thành các nhóm kết nối không chỉ trong trường đại học mà còn kết nối quốc tế, tránh tình trạng có ý tưởng nhưng lại dừng lại. Cùng nhìn lại một năm qua sẽ thấy được sự thành công của đề án sáng tạo mà Thủ tướng chính phủ ký giao cho Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ GD-ĐT, với rất nhiều ý tưởng sáng tạo hay của sinh viên”.

Mức vay vốn sinh viên dự kiến lên 2,5 triệu đồng/ tháng

Đại biểu Đỗ Hữu Huân, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường CĐ Sư phạm Trung ương đưa vấn đề hiện nay, sinh viên được vay mức vay tối đa là 1,5 triệu đồng/ tháng/ HSSV với lãi suất 0,55 %/ tháng. Tuy nhiên, các trường đại học công lập thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ có mức học phí rất cao so với mức học phí tại các trường đào tạo cùng chuyên ngành. Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng chưa tự chủ tài chính tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí hàng năm với mức tăng hàng năm vào khoảng 10%. Về chi phí sinh hoạt, chỉ số giá tiêu dùng bình quân hàng năm tăng trong khoảng 3% - 4% so với cùng kỳ năm trước đã tạo ra những áp lực về chi tiêu của sinh viên.

Theo tính toán của đại biểu này, trung bình mỗi tháng, sinh viên phải chi tiêu khoảng 4 triệu đồng.

Vì vậy, Đỗ Hữu Huân đề xuất Chính phủ xây dựng lộ trình về mức vốn cho vay đối với sinh viên theo từng giai đoạn, trong đó có thể cân nhắc việc phân các mức vay vốn khác nhau đối với các chuyên ngành và đối tượng khác nhau.

{ keywords}
Đại biểu Đỗ Hữu Huân, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường CĐ Sư phạm Trung ương (Ảnh: TƯ Đoàn TNCS HCM)

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho biết, bộ này đã nghiên cứu và chính thức lấy ý kiến các ngành để đề xuất với Chính phủ nâng mức cho vay lên, dự kiến 2,5 triệu đồng/ tháng.

Sinh viên thực hành kém, thầy cô phải thay đổi

Đại biểu Lê Thảo Vy, đại biểu sinh viên đến từ Đắk Lắk, hỏi Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội về giải pháp cho tình trạng khó khăn của sinh viên cao đẳng nghề hiện nay.

Thứ trưởng Lê Quân chia sẻ: Các trường nghề đào tạo người học có khả năng thực hành, làm tốt một công việc mà doanh nghiệp đang cần. Hệ thống các trường hiện đã chuyển đổi tất cả ngành nghề, chương trình đào tạo có từ 50-70% thời lượng thực hành.

Các trường cũng được phép dành 40% thời lượng đào tạo do doanh nghiệp giảng dạy, thực hành. Số môn học tại trường giảm thiểu để đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp, giúp kỹ năng làm việc, khả năng thích ứng cao hơn. 

Tuy nhiên, theo ông Quân, hiện không nhiều bạn trẻ lựa chọn học nghề nên số lượng trường cũng hạn chế.

{ keywords}
 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội Lê Quân (bên trái) (Ảnh: TƯ Đoàn TNCS HCM)

Đại biểu đến từ Bình Định phản ánh về tình trạng nhiều cơ quan doanh nghiệp không muốn nhận sinh viên đến kiến tập, thực tập, tham quan, tìm hiểu các dây chuyền công nghệ mới...

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay Bộ GD-ĐT sẽ cải cách các chương trình đào tạo và các thầy cô cũng phải thay đổi, bám sát nhu cầu thực tiễn, thiết kế chương trình phù hợp. 

Ông Nhạ cũng lưu ý một điểm khiến không phải tốt nghiệp đại học ra là làm việc được ngay mà doanh nghiệp phải đào tạo thêm bởi “kiến thức ở trong trường là nền tảng căn bản, khi ra ngoài, doanh nghiệp có văn hoá, công nghệ riêng, sinh viên phải dành thời gian để làm quen”.

Đại biểu Nguyễn Minh Nguyệt, đoàn đại biểu Hải Phòng bày tỏ mong muốn được chung tay cùng ngành du lịch khắc phục những vấn đề đang tồn tại ở nhiều danh lam, thẳng cảnh, di tích lịch sử như việc đưa thông tin đến với khách du lịch còn hạn chế. Đồng thời, tại rất nhiều nơi, việc quản lý còn rất yếu: xả rác, quy hoạch dịch vụ, chèo kéo... dẫn đến khách du lịch ít quay lại.

Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch Lê Quang Tùng đồng ý rằng những vấn đề bạn Nguyệt nêu là một nhức nhối trong xã hội.

“Chúng tôi rất mong muốn rằng với tinh thần tuổi trẻ, các bạn sinh viên sẽ noi gương, có hành động thiết thực để cùng gìn giữ di tích, để đó là nơi là mọi người cùng thưởng thức giá trị văn hoá, lịch sử và dân tộc”.

Nguyễn Thảo - Ngân Anh 

Anh Bùi Quang Huy trở thành tân Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam

Anh Bùi Quang Huy trở thành tân Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam

Tại phiên bế mạc vào chiều ngày 11/12, Đại hội đại biểu Sinh viên Việt Nam toàn quốc lần thứ 10 đã bầu ra 98 người vào Ban Chấp hành Trung ương Hội khoá 10.