【bảng xếp hạng trung quốc 1】Thị trường chứng khoán vẫn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ dòng tiền

Thị trường chứng khoán vẫn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ dòng tiền

Dấu hiệu tích cực từ dòng vốn vào thị trường

Theo thông tin từ Công ty Chứng khoán VNDIRECT, bắt đầu từ cuối quý II/2023 đã xuất hiện các dấu hiệu tích cực từ dòng vốn vào thị trường chứng khoán. Tổng lượng tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư (bao gồm 30 công ty chứng khoán lớn nhất về tổng tài sản) đạt khoảng 61 nghìn tỷ đồng, giảm 36% so với mức đỉnh cuối quý I/2022, nhưng tăng nhẹ 3,2% so với quý trước.

Cũng theo VNDIRECT, điểm đáng chú ý khác là sự đảo chiều trong tốc độ tăng trưởng tài khoản chứng khoán mở mới. Sau khi chạm đỉnh vào tháng 5/2022, số lượng tài khoản chứng khoản mở mới đã giảm đáng kể khi khách hàng chuyển sang kênh đầu tư tiền gửi kỳ hạn để hưởng lợi trong bối cảnh lãi suất cao.

Tuy nhiên, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới đã tăng lên xấp xỉ 105.000 tài khoản trong tháng 5/2023 (vẫn giảm -78% so với cùng kỳ, nhưng tăng +360% so với quý trước). Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 6 và tháng 7/2023 tiếp tục đà tăng trưởng lên 150.619 tài khoản.

Thanh khoản sẽ còn được hỗ trợ

Thống kê cho thấy, thanh khoản của thị trường chứng khoán cũng đã tăng lên kể từ tháng 4/2023. Giá trị giao dịch trung bình hàng ngày trên 3 sàn chính đạt khoảng 16 nghìn tỷ đồng trong quý II/2023, vẫn giảm 20,7% so với cùng kỳ, nhưng tăng 27,2% so với quý trước. Tính theo tháng, thanh khoản thị trường có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ khi tăng mạnh 5 tháng liên tiếp sau đợt cắt giảm lãi suất điều hành đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước vào tháng 3/2023.

Sự gia tăng mạnh mẽ chủ yếu đến từ các nhà đầu tư trong nước, khi giá trị giao dịch hàng ngày của họ chiếm 85% tổng giá trị trong quý II/2023, so với mức 80% trong quý I/2023. Ngược lại, các cá nhân và tổ chức nước ngoài đã quay trở lại trạng thái bán ròng sau khi mua ròng trong tháng 3/2023, chủ yếu do chênh lệch lãi suất giữa đồng USD và VND sau khi Ngân hàng Nhà nước chuyển sang chính sách tiền tệ mở rộng.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Thanh - chuyên gia phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT, dòng tiền đã dịch chuyển từ tiết kiệm ngân hàng sang các kênh tài sản khác bao gồm thị trường chứng khoán. Với mặt bằng lãi suất thấp, nhà đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn, chẳng hạn như chứng khoán khi chi phi cơ hội giảm. Điều này cũng cải thiện nhu cầu cho dịch vụ môi giới, thúc đẩy giá trị giao dịch, từ đó tăng doanh thu phí giao dịch cho các công ty chứng khoán.

“Với kỳ vọng về lãi suất chính sách sẽ duy trì ở cùng mức với giai đoạn 6 tháng 2021 cho đến cuối năm 2023, chúng tôi kỳ vọng giá trị giao dịch bình quân hàng ngày sẽ đạt 20 - 25 nghìn tỷ đồng trong nửa cuối năm 2023 - cùng mức trong giai đoạn 6 tháng năm 2021” - bà Phương Thanh nhận định.

Chuyên gia của VNDIRECT còn nhận thấy có mối quan hệ trái chiều giữa lợi suất cho vay của công ty chứng khoán và lãi suất tiền gửi của ngân hàng, tức là môi trường lãi suất thấp hơn có thể hỗ trợ các công ty chứng khoán có lợi suất tốt hơn. Điều này là do việc hạ lãi suất tiền gửi khiến cho thị trường chứng khoán hấp dẫn hơn, thúc đẩy các nhà đầu tư giao dịch và tận dụng đòn bẩy để nắm bắt cơ hội đầu tư.

Theo thông kê của đơn vị này, trong quý II/2023, lợi suất cho vay toàn ngành đã tăng lên 5,6% từ mức 4,2% trong quý I, chủ yếu do lãi suất giảm khi lãi suất tiền gửi trung bình 12 tháng giảm từ 8% quý I/2023 xuống 7,3%. “Trong 6 tháng cuối năm, chúng tôi kỳ vọng lợi suất cho vay của ngành có thể cải thiện đáng kể từ mức 5,6% trong quý II/2023, do lãi suất tiếp tục giảm kể từ khi Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất chính sách lần thứ 4 vào cuối quý II/2023” - chuyên gia của VNDIRECT cho hay.

Với kỳ vọng VN-Index sẽ đạt khoảng 1.300 điểm trong nửa cuối năm 2023, tương ứng mức tăng 16% so với mức 1.120 điểm vào cuối quý II/2023; do đó, VNDIRECT dự báo tổng giá trị giao dịch tài sản tài chính tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam sẽ tăng với tốc độ tương tự (khoảng 16%) lên khoảng 910 nghìn tỷ đồng từ 784 nghìn tỷ đồng vào cuối quý II.

Kết hợp với tỷ lệ cho vay ký quỹ ngành trên tổng giá trị tài sản niêm yết trong 3 năm gần đây thường rơi vào khoảng khoảng 17% đến 20%, chuyên gia của VNDIRECT kỳ vọng tổng cho vay ký quỹ toàn thị trường có thể đạt 155 - 180 nghìn tỷ đồng trong nửa cuối năm 2023, tăng 10 - 30% so với mức 140 nghìn tỷ đồng vào cuối quý II. “Với tổng vốn chủ sở hữu của 30 công ty đạt khoảng 183 nghìn tỷ đồng vào cuối quý II/2023, con số này cho thấy tỷ lệ cho vay ký quỹ/vốn chủ sở hữu toàn ngành sẽ rơi vào khoảng 0,85 - 1 lần” - chuyên gia VNDIRECT tính toán./.

Với kỳ vọng về lãi suất chính sách sẽ duy trì ở cùng mức với giai đoạn 6 tháng 2021 cho đến cuối năm 2023, chuyên gia của VNDIRECT kỳ vọng giá trị giao dịch bình quân hàng ngày sẽ đạt 20 - 25 nghìn tỷ đồng trong nửa cuối năm 2023.