【kết quả trận giao hữu】Áp lực sản xuất lúa Thu đông
Dù giá bán lúa tươi hiện ở mức hấp dẫn nhưng do gánh nặng về giá vật tư nông nghiệp,ựcsảnxuấtlaThuđkết quả trận giao hữu cộng với thời tiết bất lợi và năng suất lúa ở mức thấp nên nhiều nông dân đang thu hoạch lúa Thu đông (lúa vụ 3) trên địa bàn tỉnh cho rằng canh tác lúa vụ này luôn gặp không ít áp lực.
Do điều kiện canh tác và thu hoạch không thuận lợi nên năng suất vụ lúa Thu đông trên địa bàn tỉnh thường đạt thấp.
Giá lúa chưa gánh nổi chi phí và năng suất
Vào thời điểm này, nông dân tại nhiều cánh đồng sản xuất lúa Thu đông trên địa bàn tỉnh đang bắt đầu vào vụ thu hoạch. Điều bà con phấn khởi là giá bán lúa trong thời gian gần 10 ngày trở lại đây thường xuyên có biến động theo chiều hướng tăng. Cụ thể, qua ghi nhận thực tế thì đối với giống lúa OM 18, hiện thương lái cân lúa tươi tại ruộng có giá 6.000 đồng/kg, còn giống lúa thuộc nhóm ST thì ở mức cao hơn khi đạt 7.000 đồng/kg.
Ông Danh Sơn, nông dân ở ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, cho hay: “Cách nay khoảng 10 ngày, nhiều bà con ở cánh đồng lân cận tổ chức thu hoạch lúa Thu đông (giống lúa OM 18) và bán cho thương lái được giá 5.500 đồng/kg. Còn hiện tại, tôi chuẩn bị cắt 1,4ha lúa Thu đông và điều đáng mừng là giá bán lúa đã tăng lên 6.000 đồng/kg. Chỉ tính trong khoảng 10 ngày qua, giá lúa có 3 lần điều chỉnh từ 5.500 đồng/kg rồi tăng lên 5.700-5.800 đồng/kg và hiện tại là 6.000 đồng/kg. Với giá bán lúa như hiện nay thì cao hơn khoảng 500 đồng/kg so với cùng kỳ”.
Nói về nguyên nhân giá lúa đang tăng trong những ngày qua, một “cò lúa” đang thu mua lúa cho nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành A, Vị Thủy và Phụng Hiệp cho biết, do giá gạo xuất khẩu hiện tại ở mức cao nên các doanh nghiệp trong nước nâng giá thu mua lúa cho nông dân.
Theo chia sẻ của nhiều nông dân đã và đang thu hoạch lúa Thu đông trên địa bàn tỉnh thì tuy giá bán lúa đang ở mức cao, bà con rất mừng nhưng giá lúa hiện vẫn chưa cứu nổi nông dân thoát cảnh huề vốn, thậm chí có hộ còn thua lỗ. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất ở mức cao khi bình quân giá thành sản xuất phải bỏ ra cho một công lúa ở vụ này dao động từ 2,6-2,7 triệu đồng. Trong đó, chi phí nặng nhất là tiền mua vật tư nông nghiệp, nhất là bình quân giá phân bón tăng khoảng 30.000 đồng/bao so với cùng kỳ; đồng thời tiền thuê máy thu hoạch lúa cũng tăng lên mức 350.000 đồng/công, trong khi mọi năm chỉ 280.000 đồng/công. Mặt khác, giá thuê công bơm nước cả vụ là 200.000 đồng/công, tăng 50.000 đồng/công so với cùng kỳ do giá xăng, dầu tăng…
Ngoài chi phí sản xuất cao thì còn một nguyên nhân khác làm gánh nặng cho giá lúa là năng suất lúa đạt thấp. Bởi trong vụ sản xuất lúa Thu đông, bà con thường gặp bất lợi về thời tiết, nhất là vào giai đoạn thu hoạch gặp ngay mưa dầm, giông lốc thì dễ làm cho lúa bị đổ ngã, ngập úng, từ đó kéo theo năng suất đạt thấp hơn so với các vụ lúa khác trong năm.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, một “cò lúa” ở ấp Thị Tứ, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, thông tin: “Vụ lúa Thu đông năm nay, tôi đi thu mua hơn 400ha lúa của nông dân ở huyện Châu Thành A, Vị Thủy, Phụng Hiệp và một số địa phương lân cận ngoài tỉnh. Từ đầu vụ đến nay thì hiện đã thu hoạch được hơn phân nửa diện tích theo thỏa thuận với nông dân. Về năng suất lúa thì chỉ dao động từ 400-650kg/công, trong đó năng suất phổ biến là 500-600kg/công, với 2 giống lúa chủ lực là OM 18 và nhóm giống lúa ST. Tuy năng suất lúa đạt thấp nhưng tiến độ thu hoạch rất chậm do điều kiện đất ruộng vụ này mềm và dễ bị lún trong quá trình cắt lúa. Vì vậy, trong điều kiện thời tiết bình thường thì mỗi ngày một chiếc máy cắt chỉ thu hoạch tối đa khoảng 30 công lúa, riêng hôm nào mưa thì máy cắt phải nằm chờ”.
Như vậy, với giá lúa hiện tại thì hộ nào sản xuất đất nhà đạt năng suất 600 kg/công sẽ kiếm được nguồn lợi nhuận gần 1 triệu đồng/công (số này không nhiều); riêng hộ nào đạt năng suất thấp hơn thì coi như huề vốn, trường hợp tệ hơn thì thua lỗ. Nếu trường hợp thuê mướn đất canh tác thì chỉ từ huề vốn đến thua lỗ dù giá bán lúa ở mức cao như hiện nay. Riêng giá bán 5.500 đồng/kg như thời điểm đầu vụ thu hoạch thì đa phần nông dân đều không có lợi nhuận sau hơn 3 tháng gầy công chăm sóc lúa.
Cần có giải pháp hợp lý
Trước những áp lực trong sản xuất lúa vụ 3 như trên, nhất là tình hình giá vật tư nông nghiệp đang ở mức cao như hiện nay thì câu chuyện có nên hay không nên canh tác vụ lúa Thu đông dần được bà con trồng lúa trong tỉnh quan tâm bàn sâu và tính toán kỹ hơn. Điển hình là ở ngay vụ lúa Thu đông năm nay, nhiều cánh đồng bị bỏ trống không canh tác lúa vụ 3 vì nông dân có tâm lý sợ thua lỗ sau khi thu hoạch.
Ông Nguyễn Văn Phước, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, chia sẻ rằng, thời tiết năm nay diễn biến thất thường, trong đó ở ngay thời điểm thu hoạch của vụ lúa Đông xuân vừa qua thì gặp mưa liên tục làm lúa đổ ngã, thiếu máy cắt, năng suất lúa thấp dẫn đến nông dân thua lỗ. Sang vụ Hè thu thì cũng chật vật mới thu hoạch xong. Do đó, ở vụ Thu đông, tôi và bà con ở cánh đồng nơi đây lần đầu tiên quyết định không canh tác lúa mà bỏ đất trống đón nước lũ về. Không riêng gì năm nay mà các năm sau chắc bà con cũng làm tương tự.
“Theo kết quả sản xuất lúa vụ 3 của những năm trước thì bà con thường huề vốn là nhiều, chỉ ít hộ có được nguồn lợi nhuận nhưng không nhiều. Tôi nhận thấy rằng, việc canh tác liên tục 3 vụ lúa trong năm sẽ làm cho đất không còn màu mỡ nên khi chuyển sang vụ sản xuất kế tiếp thường sử dụng nhiều phân bón, trong khi giá phân bón đang ở mức cao như hiện nay làm cho chi phí sản xuất tăng cao. Vì vậy, việc không canh tác lúa vụ 3 kéo dài hơn 3 tháng kết hợp với nguồn nước lũ mang lượng phù sa về bồi đắp trên đồng ruộng sẽ giúp đất được màu mỡ hơn, khi đó chuyển sang canh tác vụ Đông xuân sẽ mang lại hiệu quả hơn, nhất là giảm được lượng phân bón đáng kể”, ông Nguyễn Văn Phước chia sẻ thêm.
Cùng quan điểm trên, ông Trần Văn Ni, ở ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Trước tình hình sản xuất lúa vụ 3 không hiệu quả mà lại tốn công, tốn sức thì tôi và bà con ở cánh đồng nơi đây đang tính đến việc bỏ vụ lúa này trong năm tới”.
Chính việc canh tác lúa vụ 3 không mang lại hiệu quả kinh tế cao nên chuyện nông dân bỏ đất trống ngày càng xuất hiện nhiều trong vài năm gần đây. Cụ thể là qua ghi nhận của ngành nông nghiệp tỉnh, vụ lúa Thu đông năm nay, bà con trên địa bàn tỉnh chỉ gieo sạ được 35.361ha (tương đương cùng kỳ) trong tổng số khoảng 77.000ha đất lúa của tỉnh. Hiện tại, bà con đã thu hoạch được hơn 17.000ha, tập trung ở huyện Châu Thành A, Vị Thủy, Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh. Năng suất lúa bình quân cả tỉnh hiện đạt 5,69 tấn/ha, thấp hơn 0,18 tấn/ha so với cùng kỳ.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương trong tỉnh đã tăng cường vận động người dân những ở nơi không canh tác lúa Thu đông nhưng đảm bảo các điều kiện về sản xuất sẽ tiến hành trồng rau màu; đồng thời nhân rộng mô hình nuôi cá ruộng. Qua đây, nhằm tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho người dân trong mùa nước nổi, cũng như đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân phiên mùa vụ trên đất lúa để tạo khoảng cách giữa hai mùa vụ, từ đó giúp người trồng lúa sản xuất đạt hiệu quả hơn. Ngoài ra, giải pháp trên còn góp phần giúp ngành nông nghiệp tỉnh đạt chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế (RGDP) của khu vực I (lĩnh vực nông nghiệp) vào cuối năm.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC