Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch phục vụ cho người dân nông thôn,ệnDầuTiếngTỷlệhộdânsửdụngnướcsạchmộtsốxãcònthấsố liệu thống kê về urawa red diamonds gặp yokohama f. marinos đồng thời đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, huyện Dầu Tiếng hiện cần đầu tư hạ tầng đấu nối nước sạch. Hiện trên địa bàn huyện có 13 công trình cấp nước tập trung, trong đó có 12 công trình cấp nước tập trung nông thôn tại 11 xã, do Trung tâm Đầu tư khai thác nước sạch nông thôn Bình Dương quản lý, vận hành khai thác, với tổng công suất 12.210m3/ ngày đêm, cung cấp cho khoảng 14.700 hộ dân. Đến nay tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh toàn huyện đạt 99,99% (trong đó, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch nông thôn đạt khoảng 76,8%).
Ông Nguyễn Phương Linh, Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng, cho biết thời gian qua, việc đầu tư các công trình cấp nước tập trung, đầu tư, mở rộng các đường ống cấp nước sạch đến các khu dân cư, cụm dân cư trên địa bàn các xã còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí đầu tư cao, dân cư ở các xã sống thưa thớt... Hiện nay, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ nhà máy nước tập trung trên địa bàn các xã còn rất thấp. Một số xã chưa đạt chỉ tiêu theo yêu cầu của Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, như An Lập chỉ đạt 51,8%, Long Tân 58,3%, Thanh An 58,6%...
Ông Nguyễn Phương Linh cho biết UBND huyện đã đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Đầu tư khai thác nước sạch nông thôn Bình Dương tiếp tục hỗ trợ huyện đầu tư nâng công suất các nhà máy nước, đồng thời mở rộng thêm các đường ống cấp nước sạch đến các khu dân cư, cụm dân cư trên địa bàn các xã. Qua đó để nâng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung đạt trên 65% theo yêu cầu của Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025 của tỉnh.
PHƯƠNG AN