Cảng Cát Lái TPHCM. Ảnh: T.H |
Tại buổi tọa đàm “Liệu ChatGPT có là cuộc cách mạng công nghệ số trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế và logistics” được tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng, để ứng dụng ChatGPT vào logistics phải tích hợp nhiều yếu tố và xử lý được các hình thức dữ liệu của doanh nghiệp.
Ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM cho biết, để ứng dụng ChatGPT vào logistics, diễn giả cho rằng công nghệ này phải tích hợp nhiều yếu tố và xử lý được các hình thức dữ liệu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng được công nghệ của ChatGPT để xử lý dữ liệu thực tế thì đó thật sự là một cuộc cách mạng. "Để ứng dụng ChatGPT vào logistics, tôi cho rằng công nghệ này phải tích hợp nhiều yếu tố và xử lý được các hình thức dữ liệu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng được công nghệ của ChatGPT để xử lý dữ liệu thực tế thì đó thật sự là một cuộc cách mạng"- ông Tuấn nhấn mạnh.
Từ góc nhìn thực tế, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cho rằng, quá trình chuyển đổi công nghệ số trong lĩnh vực logistics đang diễn ra khá mạnh mẽ tại các doanh nghiệp Việt Nam nên việc dần thay thế các hoạt động thủ công cần nhiều yếu tố về con người bằng máy móc, số hóa khâu hành chính giấy tờ và việc có nhiều hơn các công cụ thì sẽ là một bước chuyển lớn trong sự phát triển của chuỗi hoạt động về logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn và ông Trương Nguyên Linh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh phát triển tiếp vận số 1, đưa ra góc nhìn thực tế về bức tranh và thực trạng chuyển đổi số tại doanh nghiệp ở lĩnh vực logistics và kinh doanh quốc tế. Cụ thể hơn, ông Trương Tấn Lộc cho biết, chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics làm cho các hoạt động quản lý tại văn phòng không chỉ hiệu quả hơn mà còn giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trước biến đổi không ngừng trong chuỗi cung ứng, tối ưu thời gian và giảm chi phí, cải thiện trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng.
Ở phần thảo luận chung, về vấn đề vai trò của con người trong logistics khi có ChatGPT cũng như các ứng dụng công nghệ khác, các diễn giả đã chỉ ra những lợi ích cũng như rủi ro khi sử dụng ứng dụng ChatGPT vào marketing, content, dịch vụ chăm sóc khách hàng,... và mục đích sử dụng của người dùng là yếu tố then chốt để đánh giá con người có thể bị thay thế bởi công nghệ hay không.
Quá trình ứng dụng Chat GPT nói riêng và công nghệ số trong doanh nghiệp logistics là quá trình chuyển đổi đột phá mang tính khoa học cao, đòi hỏi sự tiên phong nghiên cứu và đề xuất mô hình phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội từng khu vực cũng như môi trường thiên nhiên. Quá trình đó đòi hỏi những bước phát triển và mô hình thời gian phù hợp để đảm bảo sự thành công.
Tuy nhiên, các diễn giả cũng cho rằng, “Chatbot” thông minh này có thể thay đổi cách thức làm việc của con người như chăm sóc khách hàng, soạn thảo nội dung, PR thương hiệu hay xử lý thông cáo báo chí, đơn hàng,… nhưng vẫn có rủi ro khi phụ thuộc hoàn toàn vào ChatGPT. Như vậy, công cụ này vẫn có những sự hạn chế, thậm chí đôi khi còn hỗ trợ cho hành vi có mục đích xấu.
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, ChatGPT là công nghệ trí tuệ nhân tạo có khả năng sinh ra các văn bản phức tạp và thuyết phục bằng ngôn ngữ tự nhiên, có nhiều tiềm năng ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế, kinh doanh và giải trí, hay nói chung là tất cả những lĩnh vực có sử dụng ngôn ngữ. Đối với lĩnh vực nhân sự tại các doanh nghiệp, một khảo sát 1.000 doanh nghiệp được công bố vào ngày 25/2 vừa qua cho thấy, khoảng 48% số công ty đã ứng dụng ChatGPT vào công việc. Trong đó, khoảng một nửa nhóm này nói rằng ChatGPT đang dần thay thế nhân công tại công ty của họ, thậm chí cũng đã chính thức thay thế nhân công ở một số vị trí nhất định, giúp tiết kiệm được hàng trăm nghìn USD khi sử dụng công cụ này. Một số công việc được sử dụng ChatGPT như viết mã, sáng tạo quảng cáo, tạo nội dung, hỗ trợ khách hàng và chuẩn bị tóm tắt cuộc họp; viết mô tả công việc, soạn thảo yêu cầu phỏng vấn và trả lời đơn ứng tuyển. |