Empire777

Đẩy mạnh số hóa để nhận diện đúng đối tượng và áp dụng đúng biện pháp quản lý nợ thuếĐến 2030, phát bxh nữ bồ đào nha

【bxh nữ bồ đào nha】Cần một hành lang pháp lý để quản lý thuế thương mại điện tử

Đẩy mạnh số hóa để nhận diện đúng đối tượng và áp dụng đúng biện pháp quản lý nợ thuế
Đến 2030,ầnmộthànhlangpháplýđểquảnlýthuếthươngmạiđiệntửbxh nữ bồ đào nha phát triển thương mại điện tử trở thành hình thức thương mại chủ đạo
Xây dựng nghị định quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử
Cần một hành lang pháp lý để quản lý thuế thương mại điện tử
Tổng cục Thuế đang xây dựng và thực hiện các hướng dẫn mới về quản lý đối với các nhà cung cấp ở nước ngoài không có pháp nhân tại Việt Nam. Ảnh: ST

Số thu thuế tăng cao qua từng năm

Theo Tổng cục Thuế, hiện nay, đối với mô hình hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến của các tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam như Google, YouTube, Facebook… thì cơ quan Thuế thực hiện quản lý thuế đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động này thông qua các đối tác hoặc đại lý quảng cáo hoặc các doanh nghiệp mua dịch vụ trực tiếp của các công ty này tại Việt Nam.

Chính sách thuế hiện hành không phân biệt hoạt động kinh doanh theo phương thức truyền thống và hoạt động kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử. Việc thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đang được thực hiện theo đúng quy định của các Luật Thuế (giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân), các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế, Luật Quản lý thuế, Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam và các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Theo số liệu quản lý trên hệ thống thuế tại thời điểm tháng 6/2021, tổng số thuế (từ năm 2018 đến hết năm 2020) các doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng quảng cáo với các tổ chức nước ngoài đã thực hiện kê khai, nộp thuế thay là 3.082 tỷ đồng, trong đó năm 2018 là 770,6 tỷ đồng; năm 2019 là 1.167,9 tỷ đồng; năm 2020 là 1.143,7 tỷ đồng.

Số liệu trên cho thấy các loại hình kinh doanh này đang phát triển nhanh chóng thông qua tiền thuế tăng lên từng năm. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành Thuế đã tăng cường giám sát quản lý nhằm ngăn chặn thất thoát thuế. Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế, cục thuế các tỉnh, thành phố đã triển khai có hiệu quả công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử thông qua các hình thức như: tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế tự khai thuế, nộp thuế theo quy định; phối hợp với các sở ban ngành, ngân hàng thương mại và các cơ quan có liên quan để khai thác thông tin, từ đó đôn đốc người nộp thuế khai, nộp thuế theo quy định; thực hiện thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động và có liên quan trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử. Đồng thời thực hiện rà soát các kênh thông tin trên các trang mạng xã hội của những người nổi tiếng, có nhiều người theo dõi để nắm bắt và đưa vào quản lý thuế.

Theo Tổng cục Thuế, tổng thu và tiền phạt từ cá nhân cư trú tại Việt Nam cung cấp dịch vụ xuyên biên giới và cá nhân kinh doanh thương mại điện tử trên các trang web, Facebook… tại một số cục thuế lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đến tháng 12/2020 là 240,89 tỷ đồng. Trong đó, số thu tại Cục Thuế Hà Nội là 148 tỷ đồng; số thu tại Cục Thuế TP Hồ Chí Minh là 68,55 tỷ đồng; số thu từ Cục Thuế Đà Nẵng là 24.33 tỷ đồng.

Đáng chú ý, chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2021, các cục thuế trên toàn quốc đã xử lý tăng thu số tiền hơn 130 tỷ đồng (bao gồm số tiền thuế kê khai bổ sung, số tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp, tiền phạt) đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử.

Xây dựng và hoàn thiện chính sách phù hợp

Tổng cục Thuế nhận định, xu hướng phát triển thương mại điện tử trên thế giới sẽ có sự chuyển dịch doanh thu nhiều hơn từ các giao dịch giữa doanh nghiệp đến người tiêu dùng, và giữa các cá nhân với nhau. Tại Việt Nam, điều này cũng không phải ngoại lệ. Thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang sử dụng các phương thức giao dịch thương mại điện tử để giảm thiểu các khâu trung gian, giảm chi phí và tăng tốc độ lưu thông hàng hoá, đồng thời ngày càng nhiều cá nhân sử dụng các mạng xã hội, các trang thương mại điện tử để cung cấp hàng hoá, dịch vụ đến người tiêu dùng.

Đây vừa là một lợi thế của thương mại điện tử, đồng thời cũng tạo ra những thách thức mới cho cơ quan Thuế trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh này như: cơ quan Thuế cần nắm bắt thông tin đầy đủ, kịp thời về giao dịch thương mại điện tử phát sinh để xác định số thuế phát sinh phải nộp của người nộp thuế có kinh doanh thương mại điện tử. Hơn nữa, các thông tin này là không có sẵn mà phụ thuộc vào tính tuân thủ pháp luật thuế của mỗi tổ chức, cá nhân. Đồng thời, việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với đối tượng kinh doanh thương mại điện tử thời gian qua chưa được đồng bộ, nhịp nhàng, dẫn đến nguồn thông tin cho công tác quản lý thuế chưa đầy đủ, kịp thời, ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế trong lĩnh vực này.

Từ những thách thức trên, để thực sự thúc đẩy giao dịch điện tử trong quản lý thuế nói chung và thương mại điện tử nói riêng ở khía cạnh vừa tạo thuận lợi cho người nộp thuế, vừa bao quát và kiểm soát nguồn thu phát sinh, đặc biệt là các giao dịch xuyên biên giới, Tổng cục Thuế cho rằng cần phải có các quy định cụ thể cũng như chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp quản lý thuế đối với các hình thức kinh doanh mới.

Theo Tổng cục Thuế, thông qua các buổi làm việc với các bộ, ban, ngành có liên quan và trên cơ sở các thông tư của Bộ Tài chính mới ban hành, Tổng cục Thuế đang xây dựng lộ trình triển khai các hướng dẫn mới được quy định đối với các nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, các sàn thương mại điện tử, các tổ chức tại Việt Nam là đối tác của nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài nhằm đảm bảo việc thực hiện, triển khai nhanh chóng, thuận tiện cho người nộp thuế.

Tổng cục Thuế cũng đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành như: Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an cũng như nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phù hợp với thực tế và đồng bộ với quy định pháp luật về quản lý thương mại điện tử; đơn giản thủ tục hành chính, phương thức kê khai, nộp thuế đối với người nộp thuế thương mại điện tử, thống nhất đầu mối trong việc khai thuế, nộp thuế. Trong thời gian nghiên cứu, hoàn thiện chính sách quản lý, Tổng cục Thuế sẽ nghiên cứu, trình Bộ Tài chính và các cấp có thẩm quyền triển khai áp dụng một số chính sách mới theo các thông lệ quốc tế trong việc yêu cầu các nhà cung cấp ở nước ngoài không có pháp nhân tại Việt Nam khấu trừ nộp thay thuế cho các tổ chức, cá nhân có nhận thu nhập hợp tác kinh doanh từ cung cấp dịch vụ nội dung số với các tổ chức này trước khi chi trả thu nhập theo một tỷ lệ phù hợp.

Đặc biệt, một nhiệm vụ quan trọng khác từ nay đến cuối năm của ngành Thuế là tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối với các tổ chức, cá nhân có doanh thu lớn, có rủi ro cao về thuế từ hoạt động thương mại điện tử.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap