Việc kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu phải qua hai bước:
Bước 1,đổivềkiểmtrachấtlượngsảnphẩmthépnhậpkhẩkết bóng đá ngoại hạng anh đánh giá sự phù hợp về chất lượng của thép do các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện;
Bước 2, kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan kiểm tra nhà nước thực hiện.
Cơ quan Hải quan căn cứ vào Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu đạt yêu cầu để làm thủ tục thông quan.
Riêng đối với sản phẩm thép nhập khẩu có mã HS 7224.10.00 và 7224.90.00, doanh nghiệp phải bổ sung các giấy tờ gồm: Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) xác nhận; Bản sao giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương tỉnh, thành phố.
Theo nhận định của lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3- đơn vị trực tiếp làm thủ tục hải quan các lô hàng thép nhập khẩu tại TP.HCM, Thông tư 58 có giảm bớt một số mặt hàng thép nhập khẩu phải giám định. Bên cạnh đó, chỉ còn 2 loại thép có mã HS như nêu trên phải có xác nhận của Bộ Công Thương khi nhập khẩu.
Tuy nhiên, về thủ tục nhập khẩu thép, Cục Hải quan TP.HCM nhận định, theo quy định của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ, thủ tục vẫn còn phức tạp, sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu thép.
Về hồ sơ, thủ tục thông quan, Cục Hải quan TP.HCM cho biết, hồ sơ hải quan vẫn thực hiện theo Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25-3-2015 của Bộ Tài chính.
Đối với mặt hàng thép nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu tự động, thuộc diện kiểm tra chất lượng nhập khẩu, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ cho cơ quan Hải quan gồm: giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương, Quyết định miễn, giảm kiểm tra của Bộ Công Thương hoặc chứng thư giám định hoặc hoặc chứng nhận lô hàng.
Riêng các mặt hàng thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo từ 0.0008% trở lên, thép hợp kim có chứa nguyên tố Cr từ 0,3% trở lên, hoặc thép sản xuất que hàn, ngoài các chứng từ quy định về kiểm tra chất lượng nêu trên, doanh nghiệp nhập khẩu thép phải bổ sung Bản đăng ký mục tiêu, năng lực sản xuất có xác nhận của Bộ Công Thương (trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép đồng thời là người sử dụng thép) khi làm thủ tục nhập khẩu.
Bên cạnh đó, từ ngày 22-3-2016, Quyết định số 862/QĐ-BCT ngày 7-3-2016 của Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam chính thức có hiệu lực.
Theo đó, ngoài thuế nhập khẩu, cơ quan Hải quan sẽ thu thuế bổ sung (thuế tự vệ) với mức thuế tương đối là 23,3% đối với phôi thép và 14,2% đối với thép dài đối với các lô hàng nhập khẩu theo.
Riêng với hàng hoá có xuất xứ từ các nước kém phát triển, nếu số lượng hàng hoá nhập khẩu của nước đó vào Việt Nam không vượt quá 3% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra và tổng lượng hàng hoá nhập khẩu các nước đó vào Việt Nam dưới 9% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra sẽ không bị áp dụng biện pháp tự vệ.