Tận dụng FTA,ỗtrợdoanhnghiệptậndụngFTAcầncụthểvàcóchiềusâlich thi dau seria doanh nghiệp gặp khó vì rào cản kỹ thuật Nâng cao vai trò của các địa phương trong hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA |
Công tác triển khai thực thi FTA tại các địa phương thời gian qua còn nhiều tồn tại và khó khăn. Mức độ quan tâm tới triển khai các FTA của mỗi địa phương vẫn chưa đủ và chưa đồng đều, chưa tạo được những đột phá cho các doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ FTA. Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam.
Các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp cần được cải thiện để doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ các FTA. Ảnh: TTXVN |
Thời gian qua, bà có thể cho biết doanh nghiệp ngành điện tử đã nhận được sự hỗ trợ như thế nào từ phía các địa phương, đặc biệt là trong việc thúc đẩy hội nhập, hợp tác đầu tư cũng như là tận dụng cơ hội từ các FTA?
Về phía Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam, với vai trò là một hiệp hội kết nối chúng tôi luôn luôn chủ động trong tất cả các phần kết nối giữa các doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp FDI trong nước cũng như với các doanh nghiệp nước ngoài, với mục tiêu cao nhất là hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng và xuất khẩu.
Về kết quả, đến cuối năm 2022, mặc dù bị ảnh hưởng rất lớn của đại dịch Covid-19, song giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử vẫn dẫn đầu trong tất cả các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của cả nước với giá trị tuyệt đối xuất khẩu là 114 tỷ USD và xuất siêu là 11,24 tỷ USD.
Kết quả này đóng góp vô cùng quan trọng vào cân bằng cán cân thương mại ngoại hối cho đất nước và ngành điện tử, xứng đáng nhận được sự quan tâm của các Bộ, ngành cũng như các địa phương trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp kết nối và xuất khẩu.
Để có được kết quả đó, chúng tôi đánh giá cao việc Bộ Công Thương luôn đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là với khối doanh nghiệp điện tử. Bộ Công Thương cũng khá chủ động phối hợp với các Hiệp hội, đặc biệt là Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử và VCCI cập nhật thông tin liên quan đến vấn đề thị trường, các quy định pháp lý để cung cấp tới cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu, cũng như đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về EVFTA, CPTPP tới Hiệp hội, doanh nghiệp…
Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam |
Vậy, bà có đánh giá gì về hiệu quả hỗ trợ của địa phương tận dụng FTA đối với các doanh nghiệp ngành điện tử?
Thời gian gần đây phải nói là khu vực phía Bắc năng lực thu hút FDI vào ngành điện tử tốt hơn.
Trong đó, chúng tôi đánh giá cao một số tỉnh có cách thức thu hút FDI cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp rất tốt, đơn cử như chính quyền tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng; gần đây tôi thấy Thái Bình cũng rất nỗ lực.
Ở khu khu vực phía Nam chúng tôi nhận thấy rằng các tỉnh có các khu công nghiệp tập trung quy mô đều có những tiếp cận về đào tạo, hướng dẫn cho doanh nghiệp, về những quy định, cam kết của Hiệp định EVFTA, CPTPP, RCEP cũng như có sự kết nối thị trường mạnh mẽ và có bài bản hơn là những địa phương có ít khu công nghiệp hoặc là vùng sâu, vùng xa hẻo lánh nơi mà số lượng FDI ít.
Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn có một sự quan tâm hơn của chính quyền địa phương tới doanh nghiệp. Như tỉnh Vĩnh Phúc rất quan tâm đến cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn và có những kết nối doanh nghiệp rất cụ thể với các tập đoàn, doanh nghiệp FDI lớn. Mặt khác, đây là địa phương tích cực có những chương trình đào tạo cho doanh nghiệp trong việc nâng cấp nhà máy thông minh, nâng cấp quy trình sản xuất của doanh nghiệp để có thể hội nhập và tham gia chuỗi cung ứng ở mức độ cao hơn.
Thời gian tới, chúng ta cần có những giải pháp hỗ trợ như thế nào để nâng cao năng lực thực thi các FTA, từ đó có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ các FTA?
Một xu hướng mới mà chúng ta rất may mắn là hậu Covid-19 chuỗi cung ứng đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và công nghệ cao. Do đó, các tỉnh, thành cần có một sự chỉ đạo đồng bộ để làm sao thu hút FDI có sự thống nhất, không có sự chênh lệch giữa các tỉnh thành.
Ngoài ra, trong hoạt động xúc tiến thị trường, cần nhiều hơn sự hỗ trợ, đồng hành từ các Bộ ngành, như một khu triển lãm của doanh nghiệp Việt có sự hỗ trợ của các Thương vụ Việt Nam sẽ mang lợi thế rất quan trọng hơn là chỉ đơn thuần sự kiện doanh nghiệp tham gia.
Mặt khác chúng tôi mong muốn hỗ trợ cho doanh nghiệp mang tính cụ thể, chiều sâu hơn. Bởi thực tế, các cam kết, quy định tại của nhiều FTA mang tính kỹ thuật không phải doanh nghiệp nắm, hiểu được mà cần sự diễn giải dễ hiểu, dễ áp dụng hơn.
Ví dụ, trong thông tin về FTA, chỉ cần hướng dẫn doanh nghiệp ngành điện tử lưu ý đến hạng mục cụ thể nào và có khi chỉ tóm tắt trong độ khoảng một trang A4 là doanh nghiệp nắm bắt được. Theo đó, thông tin doanh nghiệp cần là cái cụ thể chứ không phải vấn đề mang tính vĩ mô, khó hiểu và dẫn tới khó thực thi.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh nguồn lực cán bộ thực hiện công tác hội nhập còn thiếu và rất mỏng, cho nên tôi nghĩ rằng mình phải có sự kết nối, hợp tác để tận dụng hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế trong công tác đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết từ FTA.
Xin cảm ơn bà!
Bộ Công Thương hiện đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc xây dựng Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA tại các địa phương (FTA Index) để có thể công bố vào cuối năm 2023. FTA Index sẽ là công cụ đo lường, đánh giá kết quả thực hiện các FTA tại địa phương, tạo động lực tăng cường sự quan tâm của chính quyền địa phương, doanh nghiệp, kể cả người dân đối với các FTA đã ký kết. Đặc biệt, Bộ Công Thương kỳ vọng, FTA Index sẽ giúp cho các tỉnh, thành thay đổi tư duy, thay đổi cách làm trong việc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tận dụng FTA. |