【ti le cươc】Lao động hồi hương và “bài toán” việc làm

Làm cách nào để tạo việc làm ổn định cho người lao động trở về?độnghồihươngvbitonviệti le cươc, trong khi nguồn lao động tại chỗ từ trước đến nay vẫn còn nhiều trăn trở trong giải quyết việc làm, nay phải tiếp tục dồn thêm một đề toán khó, rõ ràng đây là bài toán “2 trong 1”.

Thông qua các lớp đào tạo nghề giúp người lao động có được việc làm, ổn định cuộc sống.

Bài 2: Lời giải phải đúng và trúng

Lời giải cho bài toán việc làm là không dễ, tuy nhiên với quyết tâm chính trị, Hậu Giang nỗ lực và đề ra nhiều giải pháp, giúp người dân có được việc làm, ổn định cuộc sống.

Giải pháp nào để tạo việc làm cho người lao động ?

Tay thoăn thoắt luồn những cọng lục bình vào nhau, chị Phạm Thị Thu Tư, ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, cho biết: “Sau mấy ngày học nghề đan lục bình, tôi đã thành thạo một vài kiểu đan, tôi cố gắng học thật nhanh, để sớm nhận lục bình về đan gia công”. Chị Tư là một trong số nhiều lao động đi làm ăn xa trở về địa phương do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trước đây vợ chồng chị đi làm hồ ở tỉnh Long An, vì dịch bệnh anh chị thất nghiệp trở về quê nhà hơn 4 tháng nay. Về quê chị được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tư vấn, giới thiệu cho chị học nghề, chị rất mừng. “Tôi hy vọng với nghề được học sẽ giúp chúng tôi có được nguồn thu nhập ổn định, lo cuộc sống gia đình, không phải tha phương”, chị Tư bày tỏ.

Công tác đào tạo nghề được xem là một trong những yếu tố quan trọng mở ra cơ hội cho người lao động có việc làm, ổn định đời sống. Thời gian qua, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới bám sát nhu cầu xã hội và định hướng phát triển kinh tế của từng địa phương, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo.

Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có trên 43.000 lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề. Theo ông Hồng Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, những năm qua, tỉnh chỉ mở các lớp đào tạo nghề được mở khi xác định được nơi làm việc cho người lao động hoặc bao tiêu sản phẩm ngoài đào tạo nghề theo địa chỉ. Đáng chú ý từ năm 2019 tỉnh đã chuyển việc đào tạo lao động cung ứng cho doanh nghiệp sang hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động và đưa vào đào tạo, làm việc tại doanh nghiệp. Cách làm này được đánh giá mang lại hiệu quả rất cao, bởi doanh nghiệp và Nhà nước cùng hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, góp phần giảm ngân sách một cách đáng kể.

Giải quyết việc làm, ổn định đời sống người dân là nhiệm vụ xuyên suốt được cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện. Với vai trò là cơ quan đầu mối trong hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh đã tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, kịp thời nắm bắt và thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp để kết nối cho người lao động.

Theo ông Nguyễn Ngọc Phước, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh, thời gian qua để giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng lao động cho doanh nghiệp ngoài tổ chức trực tiếp tại trung tâm và hai văn phòng bảo hiểm thất nghiệp - dịch vụ việc làm huyện Phụng Hiệp và huyện Châu Thành A, trung tâm còn kết nối trực tuyến qua website, zalo, facebook của trung tâm. Thông qua đó, người lao động có cơ hội tiếp cận những thông tin cần thiết, hữu ích về những vị trí việc làm còn trống, yêu cầu của doanh nghiệp với ứng viên, các chế độ lương - thưởng cho người lao động, chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Qua đó, giúp người lao động tại địa phương và những lao động vừa trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuận lợi trong vấn đề tìm kiếm việc làm phù hợp, góp phần ổn định đời sống.

Trong năm 2021, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh đã tiếp nhận và ký kết thỏa thuận hợp đồng cung ứng lao động với 57 lượt doanh nghiệp, với số lượng lao động đề nghị cung ứng là 10.120 lao động.

Đại diện doanh nghiệp thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động tại phiên giao dịch việc làm được tổ chức tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh.

Không thể giải quyết xong một sớm một chiều

Với số lượng hàng chục ngàn người dân từ các tỉnh, thành phố trở về địa phương, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh đã phối hợp với các địa phương gửi 50.000 phiếu thu thập thông tin đến người lao động trong tỉnh và người dân trở về địa phương từ các tỉnh, thành phố có dịch trong thời gian qua. Trên cơ sở nắm nhu cầu của người dân sẽ có giải pháp cụ thể để hỗ trợ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề hoặc giúp người dân tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện mô hình kinh tế. Nếu người dân có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thì tư vấn thị trường tiềm năng cùng với các chính sách hỗ trợ của tỉnh cho bà con. Cùng với đó, thông qua các phiên giao dịch việc làm tại trung tâm và ở địa phương, giúp người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp.

Là một trong những người tham gia phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh, anh Phạm Út Bạn, ở xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, cho biết: “Tôi làm công nhân cho công ty giày da ở tỉnh Bình Dương đã 7 năm, do dịch bệnh nên tôi nghỉ việc về quê. Tại phiên giao dịch việc làm được nghe công ty thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng nhiều, tôi rất phấn khởi”.

Để giúp người lao động tại địa phương nói chung và người lao động từ các tỉnh, thành có dịch trở về tỉnh nhà nói riêng có việc làm, các địa phương trong tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, để giúp bà con ổn định cuộc sống. Theo ông Phạm Hoàng Hiệp, Bí thư Đảng ủy thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, địa phương đã xây dựng 3 phương án để hỗ trợ tạo việc làm cho người dân. Với những người cần việc làm thì thông tin cho mọi người về nhu cầu việc làm tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện và tỉnh, để người dân không phải đi làm ăn xa. Đồng thời, chỉ đạo UBND thị trấn phối hợp với phòng lao động - thương binh và xã hội huyện, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện mở các lớp dạy nghề; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện thuận lợi để người dân vay vốn, thực hiện mô hình kinh tế.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang khôi phục sản xuất, cần nhiều lao động, nên chính quyền địa phương cũng kêu gọi các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng lao động về quê có tay nghề, để họ sớm ổn định cuộc sống. Theo bà Trần Hoa Phượng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Vị Thanh, địa phương có trên 1.200 lao động từ các tỉnh, thành phố có dịch về địa phương. Các lao động sau khi hoàn tất việc cách ly y tế theo quy định sẽ trở về gia đình. UBND thành phố kêu gọi các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động ưu tiên tuyển dụng lao động trên địa bàn, để giải quyết việc làm cho người lao động.

Bức tranh lao động hồi hương và câu chuyện an sinh không thể một sớm một chiều có thể giải quyết được. Do đó, trong bối cảnh này, cấp ủy, chính quyền, các sở, ngành và các đơn vị liên quan đã chủ động kết nối, tạo việc làm; chuyển đổi nghề nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương và sử dụng lao động của địa phương. Khi người lao động có việc làm ổn định sẽ góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đây còn là cách để giúp tỉnh nhà giữ chân lao động, tránh tình trạng “chảy máu” nguồn nhân lực. Qua đó, những cuộc hồi hương vừa qua sẽ không phải là hành trình tạm bợ, mà quê hương sẽ là “chùm khế ngọt”, giúp mọi người lập nghiệp trên mảnh đất quê nhà, không phải bôn ba tìm việc nơi đất khách quê người...

Thông qua các chương trình, giải pháp tích cực, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm trên 102.300 người. Còn hiện nay, với hàng chục ngàn lao động hồi hương, bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành, địa phương rà soát lại những người từ ngoài tỉnh trở về tình trạng việc làm như thế nào, độ tuổi lao động, để giới thiệu cho doanh nghiệp. Với những lao động trong độ tuổi nhưng không đi làm tại doanh nghiệp thì phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội vay vốn để tạo việc làm tại chỗ cho người dân. Song song đó, nắm lại nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, ngành nghề, mức lương. Từ đó, kết nối người lao động với doanh nghiệp...

 

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trong buổi trả lời chất vấn vừa qua trước Quốc hội thông tin: Lực lượng lao động trở về quê trong đợt dịch thứ tư khoảng 1,3 triệu người. Trong đó, khoảng 30% người dân các địa phương đã về quê có nhu cầu quay trở lại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam làm việc; 30% muốn chuyển sang lĩnh vực khác ở các địa bàn khác, còn lại phần đông là muốn ở lại quê với khoảng 40%.

 

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU