【kết quả siêu cúp tây ban nha】Tìm giải pháp phát triển hệ thống logistics
Tìm giải pháp phát triển hệ thống logistics.mp3
Hệ thống logistics của tỉnh hiện còn phân tán,ảiphpphttriểnhệthốkết quả siêu cúp tây ban nha số lượng doanh nghiệp cung ứng và sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh còn ít, quy mô không đồng đều, tìm giải pháp phát triển hệ thống này là ưu tiên của Hậu Giang.
Phát triển hệ thống logistics nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống logistics
Hậu Giang có vị trí trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với thành phố Cần Thơ và các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bạc Liêu. Là tỉnh có tỷ trọng sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn, với nhiều chính sách thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, khối lượng hàng hóa cần được vận chuyển trên địa bàn đang ngày tăng nhanh. Do đó, tỉnh cần phát triển hệ thống logistics để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên địa bàn.
Ông Trịnh Thanh Hùng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh, cho biết: “Theo quy hoạch của tỉnh giai đoạn 2021-2030, sẽ hình thành 5 trung tâm logistics tại thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy, huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A. Để các trung tâm này đi vào hoạt động hiệu quả, lĩnh vực giao thông cần có định hướng để phát triển trong thời gian tới, làm tiền đề để phát triển lĩnh vực logistics của tỉnh”.
Trước nhu cầu trên, năm 2022, tỉnh đã triển khai đề tài “Nghiên cứu đánh giá các điều kiện và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, do GS.TS Hà Nam Khánh Giao làm chủ nhiệm, Học viện Hàng không Việt Nam là tổ chức chủ trì. Đề tài được thực hiện trong 18 tháng, với tổng kinh phí hơn 775 triệu đồng.
Triển khai đề tài, Ban chủ nhiệm đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy, hệ thống logistics của tỉnh hiện còn phân tán, manh mún và ít hiệu quả. Số lượng doanh nghiệp cung ứng và sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh còn ít, có quy mô không đồng đều. Cơ sở hạ tầng cho hệ thống logistics còn nhiều bất cập, chưa phát huy được thế mạnh của hệ thống giao thông đường thủy. Việc áp dụng công nghệ vào hoạt động logistics còn hạn chế,…
Trên cơ sở đó, Ban chủ nhiệm đề tài đã nghiên cứu đề xuất nhiều giải pháp cho giai đoạn tới.
Giải pháp nào để tháo gỡ“điểm nghẽn” ?
Căn cứ vào kết quả khảo sát và các chủ trương, đường lối, chính sách, mục tiêu phát triển của tỉnh Hậu Giang nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ban chủ nhiệm đề tài đã đề xuất các giải pháp để phát triển hệ thống logistics trong giai đoạn tới. Bên cạnh các giải pháp về chính sách, thị trường, mạng lưới, công nghệ và môi trường, đề tài còn đề xuất một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động logistics. Đề xuất xây dựng mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong hoạt động logistics.
Điểm nhấn của đề tài là áp dụng công nghệ GPS và một số thuật toán trong vận tải để xây dựng bản đồ hệ thống dịch vụ logistics tỉnh Hậu Giang. Bản đồ số 2D này có thể truy cập bằng trang web hoặc ứng dụng trên điện thoại di động, với các công cụ hữu ích như: định vị vị trí và hiển thị thông tin của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; các giải pháp tìm đường vận chuyển hàng hóa hợp lý nhất; quản lý và tối ưu hóa các đơn hàng cho doanh nghiệp;… Kỳ vọng đây sẽ là môi trường thuận lợi để phát triển hoạt động logistics của tỉnh theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.
Theo TS. Nguyễn Hồng Phúc, Trường Bách khoa (Đại học Cần Thơ), đánh giá: “Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị khoa học, có thể làm cơ sở phát triển, thực hiện những nghiên cứu mới. Đồng thời, có giá trị thực tiễn, làm cơ sở cho các giải pháp cụ thể, bao gồm cả chính sách, nhằm thúc đẩy cho sự phát triển của hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới”.
Đề tài đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thống nhất thông qua. Sắp tới, ban chủ nhiệm đề tài sẽ tổ chức các hoạt động tập huấn, chuyển giao bản đồ số và kết quả nghiên cứu cho các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp có nhu cầu tiếp nhận để ứng dụng hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
ĐANG THƯ