GS,ậnhànhthịtrườngphátđiệncạnhtranhKinhnghiệmtừĐứkèo nhà cái kèo hay TS. Andreas Polk phát biểu tại hội thảo |
Theo GS, TS. Andreas Polk- đến từ Trường Kinh tế và Luật Berlin (Đức): Trước năm 1998, khi chưa tiến hành thị trường điện cạnh tranh, giá điện tại Đức cũng rất cao, do chỉ có 4 công ty của Nhà nước thống lĩnh thị trường. Để chấm dứt tình trạng này, Chính phủ Đức đã áp dụng tự do hóa thị trường điện cạnh tranh, nhằm giảm thống lĩnh, tăng cường cạnh tranh. Nhờ đó, giá điện đã giảm liên tục, cụ thể: Năm 2008, giá điện tại Đức là 79.4 Euro/Mwh thì đến năm 2013 chỉ còn 43.1 Euro/Mwh.
Đáng chú ý, có những thời điểm giá điện tại Đức chỉ bằng 0, người sử dụng điện không phải trả tiền. Kết quả này có được là do chính sách tự do hóa thị trường điện cạnh tranh, có rất nhiều công ty cùng đứng ra sản xuất và cung ứng điện đến tay người tiêu dùng, do đó giá thành điện giảm xuống - ông Andreas Polk nhấn mạnh.
Để chính sách tự do hóa thị trường phát điện cạnh tranh đạt được hiệu quả, Chính phủ Đức đã tiến hành tự do hóa đồng thời ở tất cả các khâu, bao gồm: Sản xuất điện, bán buôn, bán lẻ và truyền tải điện. Cùng với đó, để giúp tất cả các công ty đầu tư vào lĩnh vực điện được đối xử công bằng, bình đẳng, Chính phủ Đức cũng sửa đổi Luật Năng lượng vào các năm 2003 và 2005 và thành lập Cơ quan quản lý năng lượng quốc gia, cơ quan này sẽ đưa ra quyết định về năng lượng. Nhưng để tránh chịu tác động của yếu tố chính trị, cơ quan này hoạt động độc lập và không chịu sự tri phối của tổ chức nào.
TS. Michael Krakowski - Cố vấn Trường Kinh tế và Luật Berlin cho biết: Vận hành thị trường phát điện cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và xã hội. Trong đó, lợi ích thiết thực nhất là có nhiều đơn vị cùng tham gia cung cấp điện, họ cạnh tranh với nhau, giá điện giảm, người tiêu dùng được hưởng lợi. Đồng thời, tạo điều kiện tốt cho nền sản xuất công nghiệp phát triển.
Tại Việt Nam, thị trường phát điện cạnh tranh chính thức được vận hành từ ngày 1/7/2012. Mặc dù đã đạt được kết quả tích cực, từ chỗ chỉ có 31 nhà máy điện tham gia thị trường đến nay đã có 60 nhà máy, nguồn cung ứng điện ổn định hơn, nhưng theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 3 năm vận hành vẫn còn nhiều bất cập, do cơ sở hạ tầng yếu. Công tác đầu tư đã được chú trọng nhưng vẫn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa nguồn và lưới điện truyền tải - phân phối điện, dẫn đến tình trạng quá tải cục bộ ở một số nơi. Tỷ lệ nhà máy điện chưa tham gia thị trường vẫn còn lớn...
Để quá trình vận hành thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam mang lại hiệu quả, ông Andreas Polk cho rằng: Việt Nam cần tiến hành cạnh tranh đồng thời ở tất cả các khâu từ sản xuất, truyền tải đến tiêu thụ điện. Đồng thời, cần thành lập cơ quan quản lý quốc gia về năng lượng, cơ quan này phải hoạt động độc lập, không bị chi phối bởi những yếu tố chính trị và đưa ra những quyết định mạnh mẽ, thúc đẩy thị trường hoạt động minh bạch, hiệu quả.