Các cam kết mở cửa ngành tài chính ngân hàng
Ông Nguyễn Xuân Vũ,ạibongbóngđầutưtáidiễhong kong vs uzbekistan Trưởng Văn phòng đại diện VietinBank tại TPHCM: Tham gia TPP sẽ tạo nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam. Việc mở cửa thị trường sẽ giúp thị trường tài chính phát triển và đa dạng hóa với các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng. Cùng với đó, các ngân hàng thương mại có nhiều cơ hội để nâng cao năng lực tài chính thông qua việc tìm kiếm đối tác chiến lược, tăng huy động nguồn vốn quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại có thêm nhiều cơ hội kinh doanh, giảm chi phí, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cả trong và ngoài nước. Tiến sĩ Alan Phạm, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital: TPP sẽ mang lại nhiều cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán. Hiện đang có nhiều DN niêm yết được hưởng lợi từ TPP… Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tìm đến VinaCapital để được tư vấn về các thông tin về cổ phiếu của DN nào sẽ hưởng lợi và sẽ đi lên trong thời gian tới. Đây là cơ hội rất tốt cho các DN, tổ chức tài chính kinh doanh, DN trong nước có thể thu hút thêm các nguồn vốn ngoại nhằm nâng cao năng lực tài chính và quản trị DN. Để tận dụng được các cơ hội này, điều quan trọng nhất mà các DN Việt Nam cần cho các nhà đầu tư thấy đó là năng lực quản trị điều hành và tính minh bạch thông tin trên thị trường. Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên, Bộ Công Thương: Tham gia vào TPP là cơ hội để tái cơ cấu nền kinh tế một cách toàn diện. Có 3 lĩnh vực có thể tận dụng được cơ hội này là tài chính vĩ mô, tài chính ngân hàng và doanh nghiệp. Đây là khu vực bơm máu cho thị trường để duy trì sự ổn định. Việc tham gia vào TPP thì quốc gia nào cũng phải có những thiệt thòi để đánh đổi lấy những lợi ích. Điều quan trọng là mức độ đáp ứng của mỗi quốc gia ra sao để tận dụng lợi ích tốt nhất và hạn chế tốt đa những thiệt thòi. N.Hiền (ghi) |
Ngoài ra, TPP cũng quy định các nước thành viên không phân biệt đối xử giữa các tổ chức tài chính của mình và tổ chức tài chính của các nước TPP khi cung cấp dịch vụ tài chính mới. Theo đó, nếu các tổ chức tài chính trong nước được phép cung cấp dịch vụ tài chính mới (mà không cần phải xây dựng mới hoặc sửa đổi luật) thì các tổ chức tài chính của các nước trong TPP cũng phải được cung cấp dịch vụ tương tự. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cam kết mở cửa thị trường thẻ có mã quốc tế, cho phép nhà cung cấp nước ngoài cung cấp qua biên giới các dịch vụ thanh toán bù trừ (không mở cửa thị trường thẻ nội địa).
Đặc biệt, Việt Nam cũng cho phép các nước TPP cung cấp qua biên giới các dịch vụ tài chính vào Việt Nam. Bà Châu chia sẻ, nhiều ý kiến cho rằng việc cho phép ngân hàng ở nước ngoài cung cấp qua biên giới vào Việt Nam các dịch vụ thẻ, sản phẩm phái sinh… sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, trong TPP, Việt Nam chỉ cho phép các ngân hàng ở nước ngoài cung cấp qua biên giới một số dịch vụ như tư vấn tài chính và chuyển thông tin tài chính. Trên thực tế, Việt Nam đã cho phép cung cấp xuyên biên giới hai dịch vụ này trong cam kết WTO.
Tránh vết xe đổ của WTO
Đánh giá về dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam, ông Alan Phạm-Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital cho rằng, các khách hàng chưa được phục vụ tốt. Phần lớn thu nhập của ngân hàng đến từ hoạt động cho vay. Theo ông Alan Phạm, các ngân hàng nên phát triển đa dạng các dịch vụ cho khách hàng như dịch vụ sổ sách cho doanh nghiệp, quản trị tài chính cho người thu nhập cao, ngoại hối… thay vì chỉ chú trọng tới hoạt động tín dụng. Bà Vũ Minh Châu cũng cho rằng, việc Việt Nam cam kết cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài được cung cấp dịch vụ tài chính mới sẽ gia tăng sức ép cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài đã hiện diện tại Việt Nam do sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng trong nước còn chưa đa dạng.
Ở một góc nhìn khác, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright lại cho rằng sự cạnh tranh của hệ thống ngân hàng là không đáng lo ngại do ngân hàng trong nước vẫn có những lợi thế nhất định. Tuy nhiên, ông Du lại lo lắng rằng dòng vốn đầu tư gián tiếp vào ngân hàng chảy vào Việt Nam quá nhiều sẽ làm cho các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản nóng lên. Kéo theo đó, những trục trặc về chính sách tài chính, tiền tệ như thời WTO nhiều khả năng sẽ xảy ra.
Ông Du cũng cho hay, qua nghiên cứu, tìm hiểu, ông nhận thấy trong khoảng 10 năm qua (kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO), GDP của Việt Nam đã tăng trưởng 80% (nếu tính theo giá cố định thì bằng 1,8 lần năm 2006), nhưng khi tính về chỉ số thu lời của các kênh đầu tư cơ bản như vàng, USD, tiền gửi tiết kiệm bằng VND, ngoại tệ, chứng khoán, bất động sản thì không có một kênh nào có suất sinh lợi danh nghĩa cao hơn lạm phát bình quân. Điều này có nghĩa là suốt 10 năm qua không có kênh đầu tư nào có suất sinh lời thực. Các thành phần có được lợi nhuận cao chỉ là một số DN đầu tư vào bất động sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên... Trong khi đó, giá trị gia tăng của các lĩnh vực sản xuất hàng hóa, dịch vụ hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào FDI. Mặt khác, dòng vốn đầu tư gián tiếp đổ về Việt Nam khá lớn đã làm cho các kênh đầu tư như thị trường chứng khoán, bất động sản nóng lên, tạo thành bong bóng.
Thực tế, trong 10 năm qua rất nhiều doanh nghiệp tập trung vào đầu cơ thay vì hướng đến kinh doanh ngành nghề cốt lõi. Do đó, dòng vốn ngân hàng cũng chảy mạnh vào bất động sản gây mất cân bằng rất lớn cho thị trường tiền tệ. Việc dòng vốn chủ yếu chỉ mua bán lòng vòng mà không chảy mạnh vào sản xuất, kinh doanh... đã gây ra sự trục trặc và bất ổn của nền kinh tế hiện tại. Theo ông Du, trong 4 động lực phát triển kinh tế là FDI, khu vực Nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực nông nghiệp thì sau 10 năm, giờ chỉ có FDI là hoạt động tốt. Đây chính là bài học mà Việt Nam cần chú ý khi tham gia TPP để tránh đi vào vết xe đổ.