PV: Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt việc thành lập Quỹ Phát triển DNNVV với vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng trong 3 năm. Nguồn vốn này sẽ có tác động gì tới DNNVV,ầncóluậtchodoanhnghiệpnhỏvàvừnhận định bóng đá ukraine thưa ông?
TS Phạm Thế Hưng:Hiện nay chúng ta vẫn chưa có được một con số thống kê chính xác về số lượng DNNVV trong nền kinh tế. Theo tôi, con số khoảng 500 nghìn DNNVV (chiếm 97% số lượng DN) là gần đúng nhất trong giai đoạn hiện nay. Trong khoảng 500 nghìn DN, số DN thiếu vốn cần vay mượn để sản xuất kinh doanh chiếm 50%. Như vậy có khoảng 250 nghìn DN đang cần vốn. Nếu mỗi DN có nhu cầu 1 tỉ đồng thì tổng lượng vốn DN cần là 250 nghìn tỉ đồng. Trong khi đó, Quỹ Phát triển DNNVV lại chỉ có 2.000 tỉ đồng. Con số này chưa thấm vào đâu so với nhu cầu thực tiễn của DNNVV. Tuy nhiên, số vốn này cũng đóng vai trò “làm mồi” cho các DN biết làm ăn, biết tạo phương án phát triển và có đề án kinh doanh đạt độ tin cậy cao để phát triển.
PV: DNNVV sẽ được vay vốn từ quỹ với mức mỗi dự án không quá 30 tỷ đồng. DN đã nhận được hỗ trợ từ quỹ sẽ không được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước. Điều kiện như vậy phải chăng có khắt khe và làm khó DNNVV?
TS Phạm Thế Hưng:Quy định này nhìn chung khá cởi mở, nhưng nếu cho vay 30 tỉ đồng thì chỉ được một vài DN là hết. Còn quy định đã nhận được hỗ trợ từ quỹ này sẽ không được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước lại “rắn” quá. Bởi vì khi DN có một phương án tốt được duyệt, người ta có quyền làm đề án khác để cùng phát triển. Nếu đề án khác lại không được hỗ trợ thì có thể làm mất đi những đề án hay, giúp DN phát triển tốt. Bởi vì một DN cần đa dạng hóa nhiều chương trình, chúng ta chỉ tập trung vào một chương trình mà bỏ qua các đề án khác cũng là không công bằng.
PV: Có ý kiến cho rằng cần xây dựng luật phát triển DNNVV. Theo ông, cần có một khung pháp lí riêng cho DNNVV trong khi chúng ta đã có Luật DN, Luật Đầu tư?
TS Phạm Thế Hưng:Luật DN đã có nhưng các điều khoản liên quan đến DNNVV gần như còn ít thể hiện. Tốt nhất chúng ta nên học tập kinh nghiệm Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Các nước này đều có luật DNNVV. Bởi vì người ta quan niệm khối lượng DNNVV chiếm đại đa số trong nền kinh tế, đóng vai trò rất lớn nên cần có luật riêng. Chẳng hạn Nhật Bản đã có chính sách nuôi dưỡng DNNVV từ thời kì tái thiết đất nước sau sự tàn phá của Thế chiến II. Nhật Bản có Luật DNNVV từ năm 1963. Mỹ có Luật DN nhỏ từ năm 1953 với việc thành lập cơ quan đặc trách DN nhỏ, DNNVV được trợ giúp hầu như mọi mặt hoạt động như quản trị, huấn luyện đào tạo, hỗ trợ kĩ thuật, miễn giảm thuế… Tại Hàn Quốc, ngoài luật nền tảng về DNNVV năm 1966, nước này còn có Luật Hỗ trợ khởi nghiệp DNNVV năm 1980, Luật Hỗ trợ tài trợ công nghệ mới năm 1986… Một số nước châu Á khác như Thái Lan trước khi có Luật DNNVV năm 2001 họ đã có cơ quan DIP thuộc Bộ Công nghiệp, đại diện cho Chính phủ đặc trách DNNVV. Ngay trong công tác quản lí của Nhà nước, có Luật cho DNNVV thì việc quản lí sẽ lành mạnh, rõ ràng, công khai, tránh tình trạng quản lí không theo luật nào cả.
Do bản chất quy mô là siêu nhỏ, nhỏ và vừa, DNNVV thường có nhiều mặt hạn chế cần được tiếp sức trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, sự quan tâm của Nhà nước không nên chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ mà cần được nâng lên thành quốc sách chăm sóc và nuôi dưỡng dành cho DNNVV.
PV: Khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lí kinh tế Trung ương năm 2009-2011 chỉ có 31 DN nhỏ và cực nhỏ phát triển thành DN quy mô vừa nhưng lại có tới 133 DN có quy mô vừa và nhỏ thu lại thành cực nhỏ. Ông có đồng tình với quan điểm DN Việt "chậm lớn"?
TS Phạm Thế Hưng:Số lượng các DN trong một nền kinh tế thường có tăng có giảm. Ở Việt Nam hiện nay, số DN có cơ hội phát triển còn ít vì nhiều lý do cho nên số DN biến rủi ro thành cơ hội dù có nhưng không nhiều. Hầu hết DN trong lĩnh vực rất cơ bản như thương mại, bất động sản… gặp phải tình trạng tồn kho lớn, không bán được hàng hóa nên bị thui chột. Vì thế số DN gặp khó khăn, chậm phát triển hoặc lùi bước, đi đến dừng hoạt động nhiều hơn số DN phát triển là hoàn toàn đúng.
PV: Theo ông do DNNVV thiếu chiến lược khiến họ không thể “lớn lên” được hay việc thành lập DN ở Việt Nam quá dễ dàng đã nảy sinh tình trạng DN làm ăn chụp giật? Bởi vì có trường hợp cá nhân thành lập DN chỉ vì thấy trước có một dự án làm ăn, đòi hỏi phải thành lập DN nên họ tiến hành.
TS Phạm Thế Hưng:Nói về chiến lược cả DN lớn ở Việt Nam cũng thiếu. Để có chiến lược tốt thì định hướng sản phẩm phải rất chắc chắn. Trong sản xuất, để tham gia vào thị trường quốc tế, điều quan trọng với DNNVV là phải có công nghệ hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhưng phần lớn DN lại sử dụng công nghệ lạc hậu so với trung bình thế giới 3-4 thế hệ. Do vậy cần phải đổi mới công nghệ, nhưng khi họ đang thiếu vốn thì điều đó rất khó.
Ở Việt Nam, công việc “đếm trên đầu ngón tay”, theo mối quen biết, họ thấy cơ hội kinh doanh nào đó. Để nắm cơ hội, họ cần phải lập công ty để có con dấu, tài khoản, mã số thuế. Thiếu những thứ này, họ không thể vào cuộc được. Sau khi làm xong việc, họ bỏ ngỏ tất cả các hoạt động khác. Thực trạng số DN “làm cảnh”, để thử thời vận, “chân gỗ” có lẽ nhiều. Nhìn vào bản điều lệ hoặc chứng nhận đăng kí kinh doanh của nhiều DN, sẽ không khó nhận ra sự mông lung, thiếu kiên định hay thiếu sự khẳng định về mục tiêu kinh doanh. Khảo sát “lĩnh vực hoạt động” trong các điều lệ sẽ thấy đa phần DN ghi đầy các ngành nghề mà họ có thể ghi được, lại còn thêm “có thể tiến hành các hoạt động khác”. Do vậy, có thể nói thực trạng thành lập và hoạt động của DN cũng là một vấn đề khiến DNNVV "chậm lớn", cần có cái nhìn sâu và phân tích kĩ lại thực trạng DNNVV để có cách điều chỉnh, thay đổi hay cải thiện "sức khỏe" của khối DN này.
PV: Xin cảm ơn ông!
Lương Bằng (thực hiện)