AFCDM: Chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong điều hành chính sách tài chính – ngân hàng | |
Cơ quan Hải quan sẵn sàng chia sẻ,ảiquanViệtNamchiasẻbàihọcứngphótrướcđạidịkqbđ nha đồng hành cùng doanh nghiệp | |
Phục hồi du lịch sau dịch Covid lần 2: An toàn và chất lượng quyết định thành bại |
Lực lượng Hải quan sân bay nỗ lực đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong quá trình làm thủ tục cho hành khách XNC. Ảnh: Đăng nguyên |
Có thể khẳng định, Hải quan Việt Nam thời gian qua đã làm tốt vai trò “lực lượng gác cửa nền kinh tế đất nước” trong tình huống bất khả kháng của đại dịch Covid-19.
Kịp thời ứng phó
Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát phức tạp, Hải quan Việt Nam đã bám sát tình hình dịch bệnh, kịp thời triển khai đồng bộ, quyết liệt, nhiều giải pháp, biện pháp nhằm góp phần cùng cả nước kiểm soát dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, khơi thông dòng chảy xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo thuận lợi thương mại, bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo an toàn cho cán bộ trong toàn ngành, nhưng vẫn đảm bảo chống buôn lậu và gian lận thương mại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ngay khi dịch bệnh bùng phát, Hải quan Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác phòng chống dịch Covid-19, phản ứng nhanh ở cả cấp Tổng cục Hải quan và tại cục hải quan các tỉnh, thành phố, triển khai thực hiện chế độ trực, tổng hợp thông tin và báo cáo tình hình hàng ngày về dịch bệnh ảnh hưởng đến đơn vị cũng như các thông tin cập nhật liên quan đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu để Tổng cục Hải quan kịp thời nắm bắt, chỉ đạo, xử lý các vướng mắc cũng như kịp thời báo cáo tình hình hàng ngày đến Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ Tài chính và Chính phủ.
Nhằm đảm bảo hoạt động giao thương, tạo thuận lợi thương mại trong tình hình dịch bệnh bùng phát ở trong nước và các nước trên thế giới, Hải quan Việt Nam tập trung thực hiện việc rút ngắn thời gian thông quan, giải phóng hàng hóa thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào thông quan, giải phóng hàng hóa, tránh tối đa việc tiếp xúc trực tiếp giữa công chức hải quan với người làm thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa.
Cùng với đó, đã kịp thời nắm tình hình, giải quyết các vướng mắc phát sinh, đưa ra các giải pháp, biện pháp nhằm thông quan, giải phóng nhanh hàng hóa, như: chỉ đạo triển khai thông quan nhanh hàng hóa, đặc biệt là hàng viện trợ trong phòng, chống dịch; chỉ đạo việc giảm các trường hợp phải lấy mẫu để phân tích, giám định, phân loại hàng hóa, rút ngắn thời gian trả mẫu, nâng tỷ lệ thông báo kết quả phân tích, phân loại trước hạn và đúng hạn; đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; giải quyết vấn đề ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu thông qua chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn tổ chức các cuộc hội đàm song phương để tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan và đưa ra các sáng kiến kịp thời giải tỏa ách tắc hàng hóa tại các khu vực cửa khẩu.
Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong ứng phó với tình hình dịch bệnh, thông qua rà soát một số hoạt động nghiệp vụ; kịp thời tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật hải quan nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu hàng hóa trong tình hình Covid-19.
Cụ thể: Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 47/2020/TT-BTC ngày 27/5/2020 quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ và hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng trong giai đoạn dịch Covid-19. Nội dung thông tư đã giải quyết được vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong vấn đề nộp bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xem xét cho hưởng ưu đãi đặc biệt khi doanh nghiệp chưa có bản chứng nhận xuất xứ hàng hóa bản gốc, cũng như kéo dài thời gian chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan Hải quan để doanh nghiệp hưởng ưu đãi đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh tại một số quốc gia vẫn đang diễn biến phức tạp.
Tổng cục Hải quan cũng trình Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 155/QĐ-BTC ngày 7/2/2020 và Quyết định số 436/QĐ-BTC ngày 27/3/2020 ban hành Danh mục các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời có văn bản hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục miễn thuế, chế độ báo cáo đối với hàng hóa được miễn thuế…
Trong tình hình đại dịch bùng phát, nhận thấy hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng, Hải quan Việt Nam đã xác định nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng, bảo đảm an ninh quốc gia là một trong những nhiệm vụ cấp bách và quan trọng, vì vậy cơ quan Hải quan đã phối hợp, đôn đốc các cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc cải thiện chất lượng kiểm soát hàng hoá thông qua việc rà soát, đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cũng như xác định trọng điểm, ngăn chặn, bắt giữ những hàng hoá độc hại, hàng giả đi kèm chứng từ giả mạo hoặc hàng buôn lậu qua biên giới, đấu tranh với các đối tượng lại càng ngày tinh vi.
Làm tốt công tác phòng chống dịch
Xác định nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho toàn lực lượng trước đại dịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp với nhiều luồng thông tin dịch bệnh có thể lây nhiễm qua giao tiếp và có thể tồn tại cả ở hàng hóa xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo toàn ngành thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn trước dịch bệnh cho cán bộ toàn lực lượng, bố trí đủ cán bộ trực và xử lý các hoạt động nghiệp vụ phục vụ hoạt động thông quan xuất khẩu, nhập khẩu. Đến nay Hải quan Việt Nam chưa có trường hợp cán bộ công chức bị mắc Covid-19.
Qua các đợt cao điểm phòng chống dịch bệnh của Việt Nam, nhiều bài học kinh nghiệm đã được ngành Hải quan rút ra:
Thứ nhất, có sự quan tâm sát sao và chỉ đạo thống nhất, quyết liệt từ trung ương đến địa phương trong việc phòng chống dịch bệnh và tạo thuận lợi thương mại đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Thứ hai, Hải quan Việt Nam có nền tảng và tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị hiện đại trong các khâu khai báo, kiểm tra và thông quan, giải phóng hàng hóa. Điều này giúp thông quan, giải phóng nhanh hàng hóa và tránh tối đa được việc tiếp xúc trực tiếp giữa công chức hải quan và người làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, một trong những biện pháp quan trọng tránh lây lan dịch bệnh.
Thứ ba, các đơn vị tham mưu và thực thi đã triển khai và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của cấp trên, tham mưu kịp thời các chính sách liên quan đến tạo thuận lợi thương mại cũng như nghiêm túc rà soát các khâu nghiệp vụ, chính sách còn chồng chéo, chưa khoa học, gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa để trình cấp có thẩm quyền hướng dẫn kịp thời khắc phục.
Thứ tư, các đơn vị Hải quan đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt đến từng công chức về tinh thần phòng chống dịch bệnh cũng như nâng cao tinh thần phục vụ trong phòng chống dịch bệnh.
Thứ năm, Hải quan Việt Nam nhận định những khó khăn nêu trên là thách thức, song cũng là cơ hội để ngành Hải quan tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để thực hiện tốt đồng thời “mục tiêu kép”, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và bảo đảm an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của quốc gia, từ đó đưa ra kế hoạch hành động và giải pháp thực hiện phù hợp.
Trong bối cảnh tình hình nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn thường trực bùng phát bất cứ lúc nào, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 1616/QĐ-TCHQ ngày 19/6/2020 về Kế hoạch hành động đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong và sau dịch bệnh Covid-19 triển khai trong toàn ngành, trong đó chỉ đạo tiếp tục bám sát tình hình của dịch bệnh để thực hiện các giải pháp đã triển khai hiệu quả trong thời gian qua và thực hiện các nhiệm vụ được phân công chi tiết tại Quyết định số 1616/QĐ-TCHQ cũng như kịp cập nhật tình hình để có những giải pháp kịp thời hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. |