您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【real sociedad vs villarreal】Địa danh kinh Trực Thăng

Empire7772025-01-26 17:54:56【Ngoại Hạng Anh】8人已围观

简介Xã Vĩnh Viễn có bề ngang 6 cây số và chiều dài khoảng 18 cây real sociedad vs villarreal

Xã Vĩnh Viễn có bề ngang 6 cây số và chiều dài khoảng 18 cây số,ĐịadanhkinhTrựcThăreal sociedad vs villarreal chạy từ dưới ngã ba Nước Trong lên đến tận xã Thuận Hưng, Xà Phiên. Xã nằm lọt thỏm giữa hai con sông Nước Đục và Nước Trong. Đây là hai tuyến giao thông thủy hết sức quan trọng, nối U Minh Thượng với vùng phía trên của huyện Long Mỹ, con đường giao thông quan trọng của cách mạng, giúp chuyển quân, vận chuyển vũ khí, lương thực...

Đồng khởi 1960, tuy xã Vĩnh Viễn đã được giải phóng, nhưng vẫn còn hai đồn giặc nằm đối diện hai bên sườn. Đó là đồn Kinh Mới (Thạnh Phú) thuộc xã Hỏa Lựu, nằm án ngữ tuyến sông Nước Đục và đồn Tô Ma thuộc xã Lương Tâm, nằm án ngữ tuyến sông Nước Trong. Hai đồn này gây cản trở không nhỏ trong việc đi lại của quân dân ta.

Để khắc phục trở ngại này, theo chỉ đạo của trên, năm 1962, Chi bộ xã Vĩnh Viễn tiếp hành cuộc họp bàn và quyết định đào một con kinh tắc để tránh hai đồn giặc, nối từ ngọn rạch Chà Là bên ấp 8 qua rạch Kỳ Đà trên ngọn Cái Dứa bên ấp 6, con kinh có tổng chiều dài khoảng 5 cây số. Xã đã lập ra ban chỉ huy để phóng và đào kinh do ông Sáu Tam làm Trưởng ban và ông Năm Đơn làm Phó ban (hai ông đều ở ấp 6).

Dân công đào kinh được huy động từ các ấp 7, 8, 9, 10. Khoảng 8 giờ sáng ngày 19-2-1962, trong khi dân công đang đào kinh thì thình lình gần 20 chiếc trực thăng “sâu rọm” (H-21) từ bên hướng Vị Thanh bay qua sà xuống bất ngờ đổ quân vây bắt dân công đào kinh. Lúc này Mỹ mới triển khai thực hiện chiến thuật “trực thăng vận” trong chiến lược chiến tranh đặc biệt. Chúng đổ quân ở gần nhà ông Năm Tình một tốp và sau nhà ông Hai Dương gần vàm kinh Chín Tiển một tốp. Hai tốp lính này kéo xuống họp quân tại nhà ông Mười Sĩ ngay vàm rạch Chà Là, rồi qua sông về Vị Thanh. Chúng đã bắt tất cả 62 người, trong số này có dì Hai Hoa ngoài Chà Là, thím Bảy Trâm trong kinh Chín Tiển, bắn bị thương ông Ba Nhứt gần kinh Mương Cừ ngoài ấp 8. Số người bị bắt chúng tạm giam ở Vị Thanh 2 tháng, sau đó thả một số, còn lại 18 người chúng giải lên Cần Thơ giam 12 tháng mới thả về. Một thời gian sau, ta tiếp tục vận động dân công đào hoàn thành con kinh theo dự định ban đầu (đào ban đêm).

Để đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng này của xã, Nhân dân Vĩnh Viễn đặt tên cho con kinh là kinh Trực Thăng. Địa danh kinh Trực Thăng ra đời kể từ đó.

Sau khi ra đời, con kinh này phục vụ rất đắc lực cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân Long Mỹ, Cần Thơ, Khu 9. Trung đoàn I thường xuyên đứng chân nơi đây, đã diễn ra những trận đánh lịch sử, khiến quân thù phải khiếp sợ. Có nhiều người hiểu lầm kinh Chín Tiển là kinh Trực Thăng, thiết nghĩ nên sửa lại cho chính xác, kinh Trực Thăng chính là đoạn từ bên Chà Là qua Kỳ Đà mới đúng.

Hiện tại khung cảnh kinh Trực Thăng đã có nhiều thay đổi, nhà cửa, phố chợ, điện đường trường trạm đầy đủ, khang trang, đời sống của bà con khấm khá, thoải mái hơn nhiều. Và điều đáng mừng hơn là vẫn còn đó những ân nhân chí cốt năm nào, như gia đình ông Tư Điền, chú Mười Tổng, ông Năm Sâm, ông Mười Dơn… Họ đang bám trụ, cần cù lao động để tô thắm thêm nét đẹp cho vùng đất anh hùng này!

Tình cảm của người dân nơi đây đã in sâu các tên đất tên làng của quê mình như: Dừa Khô, Xẻo Đức bên Chà Là hay Kỳ Đà, Chống Mỹ bên Cái Dứa. Chứng kiến cảnh đổi thay của xứ nhà, có người hứng khởi xướng lên câu lục bát nghe rất vần điệu và ý nghĩa:

Chống Mỹ, Cái Dứa, Kỳ Đà

Trực Thăng, Xẻo Đước, Chà Là, Dừa Khô!

LÊ HỮU PHƯỚC sưu tầm, tu soạn

很赞哦!(676)