【lịch thi đấu câu lạc bộ đức】WB khuyến nghị nên lập quỹ bảo trì đường thủy

Thiếu kinh phí đầu tư nghiêm trọng

Ngành vận tải đường thủy nội địa và ven biển của Việt Nam đang gặp phải một vấn đề lớn là thiếu kinh phí cả trong đầu tư cơ bản và duy tu bảo dưỡng.

Nghiên cứu của WB cho thấy,ếnnghịnênlậpquỹbảotrìđườngthủlịch thi đấu câu lạc bộ đức vận tải đường thủy nội địa đang bị quên lãng trong mạng lưới vận tải đa phương tiện của Việt Nam. Các chính sách và hoạt động đầu tư vào vận tải đường thủy thường bị coi là một ưu tiên thứ cấp. Phần lớn chi tiêu công ở Việt Nam được dành cho vận tải đường bộ. Khoảng 80% đầu tư cho giao thông vận tải được dành cho việc mở rộng, duy tu mạng lưới đường bộ.

Thiếu kinh phí đầu tư cho vận tải đường thủy nội địa (VTĐTNĐ) và ven biển làm giảm khả năng cạnh tranh vì làm tăng chi phí vận tải và giảm độ ổn định của chuỗi cung ứng. Năng lực vận tải bình quân của các phương tiện vận tải đường sông của Việt Nam hiện nay vẫn ở mức khoảng 100 tấn tải trọng (DWT) thấp so với tiêu chuẩn quốc tế và thấp hơn nhiều so với ngưỡng 1.000 DWT phổ biến để đạt lợi thế kinh tế.

Ngoài kích cỡ phương tiện, Việt Nam còn gặp phải một số khó khăn khác trong quản lý vận tải đường thủy. Ngày càng có nhiều bến bãi tự phát với thiết kế đơn giản, chi phí thấp xuất hiện dẫn đến cản trở lưu thông, gây mất an toàn, làm tăng chi phí vận chuyển tàu thuyền.

Bên cạnh hạn chế về độ phủ mạng lưới, công tác nạo vét luồng lạch được thực hiện một cách manh mún, trong khi nếu có cơ chế dài hạn như giao khoán sẽ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, hiệu suất duy tu, bảo dưỡng các tuyến vận tải đường thủy.

đường thủy

Lĩnh vực vận tải thủy cần được đầu tư mạnh mẽ hơn.Ảnh: ĐT

Ngoài ra cho đến nay vẫn chưa có chương trình đầu tư nhà nước hay hợp tác công tư nào được thực hiện nhằm hiện đại hóa phương tiện, máy móc trong khi đây là một hướng hoạch định chính sách đã chứng tỏ nhiều lợi ích ở Tây Âu.

Nên lập quỹ bảo trì đường thủy

Từ những bất cập trên, WB cho rằng, lĩnh vực vận tải đường thủy ở Việt Nam cần được đầu tư mạnh mẽ hơn và có những công cụ chính sách có trọng tâm hơn.

Theo WB, trong số tất cả các tuyến hành lang vận tải đường thủy nội địa của Việt Nam, đầu tư nâng cấp tuyến hành lang 1 ĐBSCL sẽ đem lại mức lợi suất kinh tế trên kinh phí đầu tư cao nhất, ước tính ở mức 16%.

Trong lĩnh vực vận tải ven biển, nâng cấp một bến công ten nơ tại Cảng Hải Phòng để sử dụng riêng cho ven biển nội địa dự tính cũng sẽ đem lại lợi ích kinh tế cao, ở mức gần 13%, đồng thời giảm bớt áp lực cho vận tải đường bộ.

WB cũng cho rằng, nên khuyến khích các sáng kiến hợp tác công tư để thúc đẩy nâng cấp đầu máy cho các tàu chở hàng cỡ lớn. Tàu càng lớn thì càng kinh tế do giảm được chi phí vận tải và giảm đáng kể mức phát thải so với các thiết bị hiện tại.

Trong hoàn cảnh thiếu kinh phí duy tu, bảo dưỡng đường thủy nghiêm trọng, phương án lập Quỹ bảo trì đường thủy cũng sẽ mang lại những kết quả kinh tế đáng kể nhờ duy trì được năng lực của những tuyến hành lang vận tải đường thủy nội địa chính. Giai đoạn đầu kinh phí cho quỹ có thể trích từ quỹ đăng kiểm phương tiện, sau này chuyển dần sang thuế, phí tính trên nhiên liệu hoặc phí lưu thông, WB khuyến nghị.

Theo WB, vận tải đường thủy nội địa chiếm 48% tổng tải trọng vận chuyển cả nước, cao hơn tỉ lệ 45% của vận tải đường bộ. Trong khi đó, khoảng 80% đầu tư cho giao thông vận tải được dành cho đường bộ. Tiềm năng VTĐTNĐ đòi hỏi phải tái cân đối đầu tư công về vận tải theo hướng ưu tiên hơn vận tải đường thủy.

Trung Ninh