【kết quả braunschweig】Tâm tịnh & lòng thành
Lắng đọng trong tôi về mùa Phật đản năm nay là không gian văn hóa của Tuần lễ ẩm thực chay bên bờ sông Hương. Nhìn và thưởng thức các món chay nơi đây,âmtịnhlòngthàkết quả braunschweig tôi lại nhớ tới mạ đang một mình ở quê. Đã từ nhiều năm nay mạ quy y, thay cho giấc ngủ trưa khó đến mạ tụng kinh và niệm Phật. Rằm và mồng một, đều đặn mạ lên chùa làng lễ Phật và ăn chay.
Bữa chay của mạ giản đơn và đạm bạc. Đôi khi chỉ là chén xì dầu với ít đậu phụ, rau củ, muối sả. Tôi nhìn mà xốn xang. Mạ bảo thích rứa, mạ quen rồi, con đừng lo chi nhiều. Người ta ăn chay để cho thanh tâm nhẹ nhàng, thanh khiết, nuôi lớn lòng thương mà loại bỏ được tham, sân, si, cuộc sống nhờ đó mà tốt đẹp hơn lên. Tôi biết, người Huế có trai trường và trai kỳ, tức định ngày ăn chay trong tháng. Ăn chay ngày Rằm và mồng một như mạ gọi là nhị trai, còn ăn chay bốn ngày gọi là tứ trai.
Xưa nay, ai cũng biết ăn chay, gắn liền với đạo Phật. Thuở ban đầu sơ khai, Đức Phật cho phép người xuất gia ăn thịt, cá với nhiều điều kiện kèm theo. Phật giáo phát triển và nâng cao thì cấm hẳn việc người tu hành ăn thịt. Ăn chay ra đời từ đó và đầu tiên ở Ấn Độ. Theo Phạn ngữ, Uposatha hay Upavasatha có nghĩa gốc là ăn không quá giờ ngọ, về sau được các nhà Phật học Đại thừa dịch là ăn không có thịt cá. Qua Trung Quốc được dịch là trai và Việt Nam dịch nghĩa là ăn chay từ chữ trai đó.
Phật giáo du nhập từ trước công nguyên, việc ăn chay của người Việt cũng có từ thời đó. Quá trình Nam tiến, ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã lấy đạo Phật làm trọng. Đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) có nhiều thiền sư Trung Hoa sang Việt Nam truyền đạo. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã mời thiền sư Thạch Liêm đến Thuận Hóa để truyền bá và chấn chỉnh Phật giáo. Như vậy, việc ăn chay xuất hiện trên đất Thuận Hóa muộn nhất cũng phải có từ thời này.
Ở Huế có bữa cơm chay, cỗ chay, tiệc chay và nay là lễ hội chay. Thân hữu có thể mời nhau một bữa cơm chay để thể hiện sự quý mến và trân trọng. Dịp lễ đến chùa, ta cũng sẽ được thưởng thức cỗ chay. Nhiều gia đình còn làm mâm cỗ chay cúng giỗ ông bà. Những năm gần đây xuất hiện nhiều quán chay. Và còn nữa, cứ đến Rằm và cuối tháng âm lịch, phần lớn các quán bún bò của Huế đều đổi món bán bún chay. Buffet chay được phục vụ ở các nhà hàng có tiếng.
Mới đây, tại ngày hội ẩm thực chay do Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức, nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh, xuất thân trong một gia đình trâm anh đất Thần kinh, chia sẻ rằng “Nếu tâm không tịnh, lòng không thành thì ăn chay mãi cũng vô nghĩa”. Bà cho biết, chưa bàn đến chuyện ăn mặn hay ăn chay, nói về ẩm thực Huế thì yếu tố đầu tiên mang tính quyết định sự thành công là cách trình bày. Món chay ở Huế rất phong phú và đa dạng và nét đặc trưng nhất là mỗi món ăn đều đòi hỏi sự tỉ mẩn từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến cho tới bài trí.
Tôi như chợt hiểu hơn, không chỉ riêng có ở vùng núi Ngự sông Hương, nhưng nói đến ẩm thực chay, Huế lại được nhắc đến đầu tiên. Đơn giản, Huế là cái nôi Phật giáo, là nơi đầu tiên ăn chay trở nên phổ biến và trở thành nét văn hóa độc đáo. Người Huế từ bình dân đến kẻ quyền quý tộc có truyền thống ăn chay và đó cũng là nét văn hóa đặc trưng. Ai đó từng nói, ở Huế núi không cao, sông không sâu nhưng lòng người thì trầm luân, tĩnh lặng bởi họ biết cách tu, biết ăn chay cho tâm hồn thanh tịnh.
ĐAN DUY