【kết quả zhejiang】FLC muốn bỏ hơn 2.000 tỷ mua lại trụ sở gán nợ cho ngân hàng

Ngày 30/6,ốnbỏhơntỷmualạitrụsởgánnợchongânhàkết quả zhejiang Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (HoSE: FLC) đã công bố nghị quyết về việc phối hợp cùng Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes mua/bán lại công trình xây dựng hình thành trên đất tại địa chỉ 265 Cầu Giấy (Hà Nội) từ OCB. Trong đó, giá chuyển nhượng sẽ được xác định bởi bên thứ ba là đơn vị thẩm định giá độc lập.

HĐQT FLC cũng đưa ra kế hoạch sau khi mua lại tòa nhà 265 Cầu Giấy từ OCB thì FLC sẽ bán/chuyển nhượng cho bên thứ ba khác với giá tối thiểu là 2.000 tỷ đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và không bao gồm giá trị của phần diện tích đã bán).

Dự án văn phòng, căn hộ số 265 Cầu Giấy được FLC được xây dựng từ năm 2015 với tổng vốn 5.200 tỷ đồng và đi vào hoạt động từ năm 2019. Dự án có tổng diện tích các sàn hơn 101.000 m2 với 42 tầng, gồm 4 tầng hầm và 38 tầng nổi. Tòa nhà này chính là nơi Tập đoàn FLC và nhiều công ty thành viên như: FLC Faros, FLCHomes, Bamboo Airways... đặt trụ sở trước đó.

Tuy nhiên, tòa nhà này đã được sử dụng để cấn trừ toàn bộ nghĩa vụ trả nợ, gồm toàn bộ dư nợ gốc, lãi, dư nợ quá hạn (nếu có) của FLC, FLC Faros, FLCHomes, Bamboo Airways tại Ngân hàng Phương Đông (OCB) từ năm 2020. 

OCB là một trong ba ngân hàng cho FLC vay nhiều nhất. Hiện FLC ghi nhận khoản vay ngắn hạn khoảng 713 tỷ đồng tại OCB và 817 tỷ đồng trái phiếu phát hành cho ngân hàng này.

Mới đây, FLC đã thông qua việc sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tập đoàn để đảm bảo nghĩa vụ tài chính của FLC và Công ty TNHH MTV FLC Land phát sinh tại OCB. Theo đó, HĐQT FLC quyết định dùng 1.480 quyền sử dụng đất thuộc dự án đầu tư khu A, B, C - khu biệt thự thuộc khu phức hợp tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai - làm tài sản đảm bảo khi vay, mua bán trái phiếu của FLC và FLC Land tại OCB. Mục đích bảo đảm là để đổi chấp một phần và/hoặc toàn bộ các tài sản thế chấp đang đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ nêu trên và đề nghị OCB xuất trả tài sản cho công ty.

Gần đây, cổ phiếu FLC đã có chuỗi tăng mạnh. Từ ngày 21/6 đến 1/7, cổ phiếu FLC đã có 9 phiên tăng liên tục. Chốt phiên hôm qua (1/7), cổ phiếu FLC tăng 0,9% lên 5.800 đồng - ghi nhận mức tăng 59% kể từ phiên 21/6.

Trong công văn gửi Uỷ ban Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, FLC khẳng định chưa biết được sự kiện, thông tin liên quan nào đã làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 10/6 của FLC đã không thành do không đủ điều kiện tiến hành do số cổ đông tham dự họp đại diện không đủ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của công ty. FLC dự kiến sẽ triệu tập họp đại hội cổ đông bất thường lần 2 vào ngày hôm nay (2/7). Sau phiên họp lần 1 bất thành, phiên họp ngày hôm nay chỉ có thể diễn ra nếu số cổ đông tham gia nắm giữ trên 33% vốn điều lệ.

Các khoản vay nợ thuê tài chính ngắn hạn, dài hạn của FLC là hơn 6.000 tỷ đồng

Trong năm 2020, Tập đoàn FLC của cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết liên tục ký các hợp đồng tín dụng có giá trị lớn.