Trong suốt cuộc trò chuyện với phóng viên,đêmtrắngcủagầnbácsĩtâmdịchChínhan dinh qatar điện thoại của bác sĩ Hoàng Ngọc Lân, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Chí Linh (nay là Bệnh viện dã chiến số 1) cứ vài ba phút lại đổ chuông một lần. Các cuộc gọi đều liên quan tới công việc tại Bệnh viện dã chiến.
“Thực ra số này còn ít. Giai đoạn trước, tôi còn phải dùng song song tới 4 chiếc điện thoại, sạc pin liên tục mới đủ để đáp ứng”,bác sĩ Lân mỉm cười, nói.
“Giai đoạn trước” ở đây được tính từ lúc Chí Linh phát hiện ca Covid-19 cộng đồng đầu tiên tới khi Bệnh viện dã chiến đi vào hoạt động suôn sẻ. Ông Lân và các y bác sĩ Trung tâm Y tế TP. Chí Linh gọi những ngày ấy là “khoảng thời gian căng thẳng tới không thể tưởng tượng”.
Bác sĩ Hoàng Ngọc Lân, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Chí Linh (nay là Bệnh viện dã chiến số 1) - Ảnh: Nguyễn Liên |
15h ngày 26/1, Trung tâm Y tế TP. Chí Linh nhận được cuộc gọi gấp, thông báo phía Nhật Bản phát hiện một công dân trên địa bàn dương tính với biến chủng mới của SARS-CoV-2 khi đặt chân tới sân bay nước này. Cô gái có địa chỉ tại phường Hưng Đạo, TP. Chí Linh, đang làm việc tại công ty POYUN thuộc KCN Cộng Hòa.
Ngay lập tức, các y bác sĩ tiến hành truy vết qua điện thoại, xác định vài chục người là F1 mà cô gái đã tiếp xúc khi còn ở nhà. Tối 26/1, cán bộ Trung tâm Y tế TP.Chí Linh có mặt tại địa phương lấy mẫu xét nghiệm, đưa F1 đi cách ly tập trung. Đồng thời, phun khử khuẩn toàn bộ địa điểm nơi bệnh nhân và F1 cư trú, làm việc.
Sáng 27/1, ca Covid-19 cộng đồng đầu tiên ở Chí Linh được phát hiện, thuộc một trong số F1 của cô gái sang Nhật. Người này là em dâu của ca dương tính, cùng làm tại tổ cắt, công ty POYUN. “Lúc này, chúng tôi đã đặt giả thuyết công ty POYUN chính là ổ dịch, cần nhanh chóng khoanh vùng, điều tra, truy vết”,bác sĩ Lân cho hay.
Ngay buổi chiều, 127 công nhân thuộc tổ cắt của công ty được Trung tâm Y tế Chí Linh lấy mẫu bệnh phẩm, gửi lên CDC Hải Dương xét nghiệm.
Song song, các bác sĩ gấp rút tiến hành nhiệm vụ rất quan trọng: rà soát toàn bộ bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế, xác định đối tượng nguy cơ trong bệnh viện. “Phải bằng mọi cách, bảo đảm an toàn tối đa cho bệnh viện. Bởi nếu để xảy ra lây nhiễm chéo tại cơ sở y tế, những bệnh nhân có sẵn bệnh nền sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm”,bác sĩ Lân nói.
Sau khi phát hiện có 2 công nhân công ty POYUN đang nằm điều trị tại Khoa Đông Y và Khoa Nội, bệnh viện tiến hành đưa họ và nhóm 12 y bác sĩ tiếp xúc gần xuống cách ly tại khu riêng.
Xác định 2 bệnh nhân và nhóm bác sĩ có thể đã tiếp xúc với rất nhiều người trong những ngày qua, ban lãnh đạo Trung tâm Y tế TP.Chí Linh quyết định phong tỏa toàn bộ bệnh viện, lấy mẫu cho tất cả bệnh nhân đang nằm điều trị và nhân viên y tế.
“Đây là thời điểm vô cùng mệt mỏi. Không thể tưởng tượng được công việc lại nhiều như thế”,bác sĩ Lân chia sẻ.
Toàn bộ y bác sĩ tại Trung tâm Y tế Chí Linh gần 300 người, khi ấy chia nhau làm vô số đầu việc. Một nhóm thường trực tại bệnh viện để điều trị, chăm sóc cho gần 200 bệnh nhân vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm, nhóm lo công tác chăm sóc y tế tại các khu cách ly.
Một nhóm khác được giao nhiệm vụ khám từ xa, kê đơn và gửi thuốc cho các bệnh nhân mạn tính không thể vào viện điều trị. Nhóm truy vết, phun khử khuẩn, tổ lấy mẫu bệnh phẩm làm việc 24/24, gần như không phút nào ngơi nghỉ.
Bác sĩ Lân tâm sự, những ngày ấy, không khó để bắt gặp hình ảnh đội phun khử khuẩn nằm la liệt ra sân hoặc hành lang bệnh viện, trên người vẫn mặc đồ phòng hộ. Họ tranh thủ nghỉ ngơi đôi ba phút trước khi lên đường. Mỗi một ca dương tính ghi nhận thêm, lại vài chục F1 được xác nhận, tức vài chục địa điểm cần khử khuẩn.
Ngày 28/1, hai bệnh nhân tại Khoa Đông Y và Khoa Nội chính thức có kết quả xét nghiệm dương tính. May mắn, các F2 đẩy lên F1, F3 đẩy lên F2 đều đã được truy vết, cách ly kịp thời.
Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 1 Hải Dương - Ảnh: Phạm Công |
Lúc này, bác sĩ Hoàng Ngọc Lân nhận được thông tin từ Bộ Y tế, thông báo sẽ thành lập Bệnh viện dã chiến số 1 tại Trung tâm Y tế TP. Chí Linh, yêu cầu khẩn trương giải phóng bệnh nhân thường để đón các ca dương tính.
“Chúng tôi rất lúng túng, bởi mới chỉ tiếp cận thông tin về bệnh này trên sách vở và báo đài. Thực tế điều trị ra sao, từng trường hợp cụ thể phải áp dụng thế nào, chúng tôi không rõ. Tôi cũng rất băn khoăn vì gần 200 bệnh nhân đang nằm điều trị đều chưa có kết quả xét nghiệm Covid-19 thì giải phóng họ thế nào?”,ông Lân kể.
Trong bệnh viện đang tạm thời bị phong tỏa, các bệnh nhân đa số tâm lý hoang mang, sợ hãi khi có thông tin ca dương tính. Nhiều người lo lắng sẽ phải cách ly lâu dài nên tìm cách bỏ trốn.
Khi ấy, lực lượng bảo vệ chốt chặn mọi nẻo ra vào cả đêm lẫn ngày. Bác sĩ Lân cùng nhân viên đi tới từng phòng bệnh, động viên bà con yên tâm chờ đợi, từ bỏ suy nghĩ trốn cách ly. Có 1 bệnh nhân sau đó trốn thoát, tuy nhiên đã được giữ lại kịp thời.
Trong lúc đợi giải phóng bệnh nhân, Trung tâm y tế TP. Chí Linh được các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương về hỗ trợ, tập huấn chuyên môn. Họ vừa học, vừa phải đi vay, đi mượn hoặc mua thêm các trang thiết bị, thuốc men, vật tư y tế để sẵn sàng điều trị Covid-19.
5 ngày liên tiếp, ông Lân cùng 300 nhân viên tại Trung tâm y tế TP. Chí Linh gần như thức trắng. Cùng làm tại bệnh viện, nhưng vợ chồng bác sĩ Lân cũng không có thời gian để nói với nhau đôi ba câu.
5 ngày liên tiếp, nhân viên y tế hầu như chỉ ăn cháo, uống sữa. Họ bảo, không ăn thì không có sức “chiến đấu”, nhưng chỉ có thể ăn đồ loãng vì quá mệt.
Nếu kiệt sức, người này thay người kia ngủ vài chục phút, sau đó lại tiếp tục công việc. Họ trải tạm tấm chiếu, hoặc nằm ngay trên sàn nhà, trên ghế.
Tới khoảng hết tháng 1, khi Bệnh viện dã chiến số 1 bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, các y bác sĩ mới có thời gian ngơi nghỉ.
Hiện bệnh viện đang tiếp nhận điều trị 189 bệnh nhân Covid-19. Nhân viên y tế của Trung tâm Y tế TP.Chí Linh chia làm 4 kíp, thay nhau vào điều trị dưới sự chỉ đạo chuyên môn của các chuyên gia Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Nguyễn Liên
Tại Bệnh viện dã chiến số 2 ở Hải Dương, bệnh nhi lớn nhất 12 tuổi, nhỏ nhất 21 ngày tuổi. Những bệnh nhi không có phụ huynh đi theo chăm sóc thường gặp một số vấn đề tâm lý lúc ban đầu.