【bảng xếp hạng ý 2】Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: PV

Công ty TNHH Nghệ sĩ Quyền Linh chậm đóng BHXH

Trước đó, vào ngày 19/11, BHXH TP Hồ Chí Minh công bố danh sách hơn 15.700 đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn chậm đóng BHXH từ ba tháng trở lên, tính đến hết 31/10/2024. Đáng chú ý, trong số này có Công ty TNHH Nghệ sĩ Quyền Linh với số tiền chậm đóng BHXH hơn 2,1 tỉ đồng, số tháng chậm đóng là 5 tháng.

Công ty TNHH Nghệ sĩ Quyền Linh thành lập tháng 8/2018 với vốn điều lệ ban đầu là 9,79 tỉ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm bảo vệ sinh hoạt. Bên cạnh đó, công ty này còn sản xuất hóa chất cơ bản, thuê xe có động cơ, dịch vụ đóng gói...

Theo thông tin đăng ký, tính đến tháng 2/2020, vốn điều lệ của Công ty TNHH Nghệ sĩ Quyền Linh được nâng lên mức 20 tỉ đồng. Cuối năm 2021, công ty tiếp tục nâng vốn lên 60 tỉ đồng và đến tháng 4/2023, công ty nâng vốn điều lệ lên mức 100 tỉ đồng. Hiện, vốn điều lệ của Công ty TNHH Nghệ sĩ Quyền Linh đang ở mức 200 tỉ đồng.

Quy định của pháp luật đối với hành vi trốn đóng BHXH

Vậy việc trốn đóng, chậm đóng BHXH bị xử lý thế nào? Theo luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn – Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Điều 17, Luật BHXH 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có việc trốn đóng, chậm đóng BHXH…

Khoản 5, 6, 7, Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định như sau: phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng; đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng; chiếm dụng tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cùng với đó, DN vi phạm còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan BHXH đối với hành vi vi phạm quy định.

Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng. “Tuy nhiên ghi nhận trong thời gian qua, thực tế thì cơ quan công an chưa khởi tố vụ án nào về tội danh trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động” – luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn nói.

Cũng theo luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn, vấn đề chậm đóng, trốn đóng BHXH gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người lao động, do vậy Luật BHXH 2024 đã bổ sung quy định xử lý tình trạng này. Theo đó, biện pháp xử lý đối với hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH gồm bắt buộc đóng đủ số tiền BHXH chậm đóng, trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng, trốn đóng và số ngày chậm đóng, trốn đóng; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Riêng đối với hành vi trốn đóng BHXH còn có biện pháp mạnh là truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, Luật BHXH 2024 đã bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia BHXH bắt buộc không đầy đủ, không kịp thời, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Các quy định này nhằm bảo đảm hơn nữa quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, góp phần giảm tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH.

Sau khi được đăng tải công khai, đồng thời thu hút sự chú ý của dư luận, ngày 27/11, BHXH TP Thủ Đức (BHXH TP Hồ Chí Minh) cho biết Công ty TNHH Nghệ sĩ Quyền Linh đã hoàn thành nghĩa vụ đóng tiền. “Hiện nay, Công ty TNHH Nghệ sĩ Quyền Linh đã hoàn thành nghĩa vụ đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp đến tháng 10/2024 cho 272 lao động” - BHXH TP Thủ Đức xác nhận.
50 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế50 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội vừa công bố danh sách 50 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội, ...