【lịch thi đấu bóng đá nhật】Xử lý sai phạm do Kiểm toán Nhà nước kiến nghị

xu ly sai pham do kiem toan nha nuoc kien nghi

Bộ Tài chính yêu cầu phải có thời hạn xử lý dứt điểm đối với các vi phạm chưa xử lý xong.

Đối với việc xử lý các vi phạm về tài chính- ngân sách đã được các cơ quan thanh tra,ửlýsaiphạmdoKiểmtoánNhànướckiếnnghịlịch thi đấu bóng đá nhật kiểm toán phát hiện, kiến nghị, Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan nêu trên cần tập trung chỉ đạo khẩn trương xử lý dứt điểm các vi phạm, tồn tại về quản lý tài chính- ngân sách và quản lý tài sản của Nhà nước và thu nộp đầy đủ vào NSNN đối với các khoản thu, các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo đúng quy định của Luật NSNN.

Không gửi báo cáo, tạm dừng rút kinh phí

Trường hợp các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa gửi các báo cáo theo quy định nêu trên, Bộ Tài chính sẽ yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng việc rút kinh phí chi thường xuyên khối văn phòng đối với bộ, cơ quan Trung ương; tạm dừng việc rút số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương tương ứng với số kinh phí sai phạm của cơ quan thanh tra, kiểm toán kiến nghị theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật NSNN và Khoản 2 Điều 62 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ cho đến khi nhận được báo cáo của đơn vị; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc chấp hành các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước đối với bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

“Các cơ quan có thẩm quyền khi duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách lưu ý đôn đốc, xử lý những kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán đối với quyết toán NSNN các năm trước và đối với quyết toán NSNN năm 2012 chưa thực hiện hoặc mới thực hiện được một phần; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải nêu rõ lý do, biện pháp và thời hạn xử lý dứt điểm đối với các vi phạm chưa xử lý xong”, công văn của Bộ Tài chính nêu rõ.

Đối với kiến nghị về cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính đề nghị khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo đúng các quy định của pháp luật đối với các cơ chế, chính sách quản lý tài chính ngân sách không còn phù hợp thực tiễn; bãi bỏ các cơ chế, chính sách ban hành trái thẩm quyền hoặc trái với quy định của pháp luật theo kết luận đã được cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị đối với quyết toán ngân sách năm 2012. Trường hợp chưa sửa đổi, bổ sung cần nêu rõ lý do.

Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan nêu trên báo cáo kết quả xử lý các vi phạm về tài chính- ngân sách năm 2012 bao gồm cả kết quả thực hiện các kiến nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách quản lý tài chính- ngân sách, gửi Bộ Tài chính trước ngày 30-11-2014, đồng thời gửi kèm cả các văn bản đã được sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách theo đúng kết luận của cơ quan kiểm toán để Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ và Quốc hội.

Trong quá trình thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với quyết toán NSNN năm 2012 bao gồm cả các kiến nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ cơ chế, chính sách quản lý tài chính ngân sách, các đơn vị được kiểm toán tiếp tục rà soát số kiến nghị. Những nội dung đơn vị chưa thống nhất với kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục có báo cáo giải trình cụ thể gửi Bộ Tài chính và cơ quan Kiểm toán Nhà nước trước ngày 30-11-2014.

Ngày 9-6-2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 71/2014/QH13 phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2012; trong đó giao Chính phủ:

“ ... Chỉ đạo các cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị kịp thời khắc phục những hạn chế được nêu trong Báo cáo thẩm tra số 1955/BC-UBTCNS13 ngày 16-5-2014 của Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội, kết luận, kiến nghị tại Báo cáo kiểm toán số 124/BC-KTNN ngày 29-4-2014 của Kiểm toán Nhà nước;

Kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các sai phạm trong quản lý, điều hành ngân sách và báo cáo kết quả với Quốc hội khi trình Báo cáo quyết toán NSNN năm 2013”.