【kq club brugge】Chọn mặt gửi vàng

Hàng chục năm qua,ọnmặtgửivàkq club brugge trong khi các môn thể thao cứ mãi khát khao mà chẳng có thì ở môn cờ vua liên tục những tài năng xuất hiện, từ Nguyễn Thị Thuận Hóa của một thời đã qua, nay đến Hoàng Thị Bảo Trâm, Hoàng Thị Như Ý, Võ Thị Kim Phụng và một thế hệ mới đang xuất hiện với tên tuổi nổi bật là Nguyễn Hà Khánh Linh với chức vô địch U-10 nữ châu Á 2018 đầy ấn tượng.

Nguyễn Hà Khánh Linh  (giữa) - một trong những VĐV cờ vua tiềm năng của Huế. Ảnh: Võ Nhân

 

Võ Thị Kim Phụng với năm 2017 thi đấu bùng nổ đã vươn lên trở thành kỳ thủ số nữ số 1 Việt Nam và xếp hạng 40 thế giới. Kim Phụng hiện là đương kim vô địch châu Á và là kỳ thủ đạt chuẩn kiện tướng quốc tế (IM). Thành tích của Hoàng Thị Bảo Trâm và Hoàng Thị Như Ý cũng chẳng hề kém cạnh khi thường xuyên có mặt trong top 10 kỳ thủ cờ vua xuất sắc nhất Việt Nam. Cũng trong năm qua, Hoàng Thị Bảo Trâm tạo nên cú sốc khi bất ngờ đánh bại Đàm Trung Di (Trung Quốc), xếp thứ 11 thế giới, tại giải vô địch cờ vua đồng đội nữ thế giới. Thế nhưng đáng nói khi cả ba không còn là của cờ vua Huế nữa. Kim Phụng thuộc tuyển Bắc Giang, Như Ý là của Bình Dương, còn Bảo Trâm đang khoác áo tuyển TP. Hồ Chí Minh. Danh thủ cờ vua nữ thành danh nơi đất khách quê người là niềm tự hào và cũng là nỗi buồn của Huế. Mấu chốt khiến cả ba phải ra đi, suy cho cùng vẫn là chuyện kinh tế.

Chuyện về các kỳ thủ nữ “bỏ Huế mà đi” đặt ra vấn đề về đầu tư. Thể thao sẽ không còn hấp dẫn nếu thiếu những tài năng. Tôi vốn thích xem bóng đá, nhưng hiện nay với lịch tường thuật bóng đá dày đặc trên tivi, lại bận rộn công việc nên tôi chỉ ưu tiên xem Barcelona hay Real Madrid. Đây là 2 đội bóng Tây Ban Nha đang sở hữu 2 cầu thủ tài danh bậc nhất đương đại là Messi và Ronaldo mà tôi mê. Một thời bao cấp, các cầu thủ hay vận động viên chỉ là cán bộ, công nhân viên chức bình thường. Thời kinh tế thị trường, họ được xem là lao động đặc biệt, càng có tài càng được giá, càng giàu. Có người ghen tỵ, nhưng đó là những ai không có hiểu biết về thể thao. Rõ ràng, muốn có thành tích cao, muốn giữ chân người tài ở lại, trong rất nhiều yếu tố cần tính đến, đầu tiên phải là chuyện lương bổng và đãi ngộ. Đây cũng là biểu hiện của tính nhân văn trong thể thao.

Muốn có một đội bóng đá thi đấu ở V. League phải có hàng chục tỷ đồng bỏ ra hằng năm. Thế nhưng, cũng sẽ là một số tiền khá lớn nhưng không phải là quá sức chịu đựng khi đầu tư cho một vài tài năng ở các môn thể thao khác. Chẳng hạn, tiếng tăm như Nguyễn Tiến Minh, từng lọt vào top 5 cầu lông thế giới, mỗi năm cũng chỉ tốn khoảng chừng 1 tỷ đồng, bao gồm tất tần tật từ lương bổng, trang bị thi đấu, đi lại... Thế nhưng, cái lợi nhiều mặt mà Tiến Minh mang lại cho TP. Hồ Chí Minh, cho Quốc gia là rất lớn. Nó không chỉ là tiếng thơm đơn thuần mà là sự quảng bá tuyệt vời về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, chưa kể đến đó là một trong những cách quảng cáo tốt nhất cho những thương hiệu kinh tế trong nước thông qua các hợp đồng tài trợ có điều kiện cho Tiến Minh.

Kỳ họp chuyên đề thứ 2, HĐND tỉnh, khóa VII vừa thông qua tờ trình quy định mức thưởng, chế độ đãi ngộ đối với vận động viên, huấn luyện viên lập thành tích tại các giải Quốc gia và quốc tế. Đó được xem việc cần phải làm ngay. Tôi nghĩ, không chỉ dừng lại ở đó mà còn cần phải có sự đầu tư thực sự cho những tài năng triển vọng (như Khánh Linh) còn đang trong giai đoạn phát triển theo kiểu “chọn mặt gửi vàng”. Không phải môn thể thao nào cũng chọn để đầu tư đặc biệt mà phải tính đến những môn thể thao thế mạnh của địa phương, trong đó có cờ vua. Đầu tư có địa chỉ cụ thể gắn với những trường hợp cụ thể, kiểu như TP. Hồ Chí Minh đang gửi gắm hy vọng vào cây vợt cầu lông Phạm Cao Cường đã và đang được kỳ vọng là người thay thế Nguyễn Tiến Minh. Đầu tư không chỉ từ hầu bao của ngân sách Nhà nước và phải tính đến việc kêu gọi xã hội hóa, mời gọi các doanh nghiệp, cả trong tỉnh và ngoài tỉnh. Đừng nghĩ rằng, thể thao đơn thuần chỉ là trò giải trí.

ĐÌNH NAM