Empire777

Trong buổi làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 3, HĐND TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 20 kết quả mu vs aston villa

【kết quả mu vs aston villa】TP.HCM lên phương án chống dịch mới và phục hồi kinh tế

Trong buổi làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 3,ênphươngánchốngdịchmớivàphụchồikinhtếkết quả mu vs aston villa HĐND TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2025, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM đã có những thông tin về nhiệm vụ cụ thể của UBND TP.HCM trong việc chống dịch và phục hồi kinh tếTP.HCM những tháng cuối năm 2021.

Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch và phục hồi kinh tế

Đề cập về phòng chống dịch, ông Phan Văn Mãi cho biết, UBND Thành phố đã ban hành Chỉ thị số 18 kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi kinh tế, trong quá trình xây dựng kế hoạch này, Thành phố đã nghiên cứu, tiếp thu các định hướng từ dự thảo, hướng dẫn tạm thời của Trung ương.

“Đối với chỉ thị này, chúng tôi một lần nữa lại tiếp thu những nội dung cập nhật mới nhất trong bản dự thảo mà sau này trở thành Nghị quyết 128 của Chính phủ. Đây cũng là lý do mà đến nay Thành phố chưa có một kế hoạch tổng thể triển khai Nghị quyết 128, nhưng trên thực tế, trên tinh thần chung của Nghị quyết 128, chúng ta đã vận dụng và được cập nhật trong Chỉ thị số 18”, ông Mãi nói.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM. (Ảnh: Trọng Tín)

Ông Mãi cho biết, dự kiến trong tháng 10, UBND thành phố và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố sẽ tổ chức tổng kết công tác phòng chống dịch và ban hành phương án phòng chống dịch tổng thể trong thời gian sắp tới với 4 nhiệm vụ cụ thể.

Thứ nhất, Thành phố sẽ tiến hành đồng thời nhiệm vụ vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Hiện UBND Thành phố đã đề xuất với thường trực Thành ủy khi tiến hành tổng kết và hoàn thiện phương án tổng thể trong giai đoạn sắp tới sẽ phải củng cố lại tổ chức, trước hết là củng cố lại Ban chỉ đạo theo hướng Ban chỉ đạo phòng chống dịch và phục hồi kinh tế với hai trụ cột là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Thứ hai, phải xây dựng được cơ chế giám sát và cảnh báo dịch. Nghĩa là, không chỉ triển khai việc đo mức độ an toàn ở từng địa bàn mà phải có cơ chế giám sát, cảnh báo tình hình dịch bệnh để có cơ sở dữ liệu khoa học để làm nền tảng phục vụ cho việc ra các quyết định, nâng cao, điều chỉnh theo hướng nới hỏng hoặc siết chặt ở từng địa bàn với tình hình cụ thể.

Thứ ba, tập trung củng cố hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở theo hướng phát triển hợp lý ba trụ cột: y tế cộng đồng, y tế điều trị và y tế phục hồi gắn với phát huy mô hình điều trị tháp ba tầng cũng như tiêu chí an toàn phòng chống dịch để đảm bảo được năng lực phản ứng về y tế khi có những tình huống dịch bệnh xảy ra.

Thứ tư, tiếp tục cập nhật, hoàn thiện bộ tiêu chí an toàn trong tất cả các hoạt động. Ví dụ, an toàn trường học, an toàn cơ sở y tế, an toàn trong sản xuất, an toàn các cơ quan... và căn cứ vào bộ tiêu chí này để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt đời sống theo kết quả kiểm soát dịch.

Giải quyết những khó khăn cụ thể của từng doanh nghiệp

Về nhiệm vụ kinh tế xã hội những tháng cuối năm 2021, ông Mãi cho biết, sẽ tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, giải quyết những khó khăn đối với các doanh nghiệp, người dân, đối với các dự án, công trình một cách cụ thể.

“Trong thời gian phòng chống dịch, chúng ta đã đoàn kết, phát huy được sức mạnh tổng hợp. Phát huy thế mạnh này, trong nhiệm vụ phát triển kinh tế thì làm sao chúng ta tập trung giải quyết các vướng mắc, khó khăn của người dân”, ông Mãi nói và lý giải, làm như vậy, chúng ta sẽ mở được nút thắt, giải phóng được năng lượng trong dân, trong doanh nghiệp để tham gia phục hồi phát triển kinh tế. Đây là một trong những việc và thời gian sắp tới thành phố sẽ phải tập trung.

Cụ thể 6 nhiệm vụ kinh tế xã hội trong thời gian tới, ông Mãi cho biết, sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Trong đó, hỗ trợ về vốn, nguồn lực lao động - đây được xem là máu của doanh nghiệp và tháo gỡ khó khăn vướng mắc cụ thể cho từng doanh nghiệp.

“Trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi phát triển sản xuất, kinh doanh thì thành phố vừa tập trung hỗ trợ cho khu vực sản xuất chủ lực có giá trị sản xuất lớn, giá trị xuất khẩu lớn và có nhiều đóng góp vào ngân sách của thành phố nhưng cũng vừa hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh - nhóm bị tổn thương rất nặng sau thời gian giãn cách xã hội vừa qua”, ông Mãi nói.

Thứ hai, thành phố sẽ tiếp tục triển khai các gói gỗ trợ của trung ương và thành phố cũng như hoàn thiện và đề xuất nội dung hỗ trợ mới. Hiện tại, Trung ương đang đề xuất các gói hỗ trợ mới nên thành phố sẽ cập nhật và hoàn thiện các nội dung hỗ trợ mới giúp cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, tập trung giải ngân vốn đầu tư công. UBND thành phố đã chỉ đạo các sở ngành liên quan làm việc cụ thể với các nhà đầu tư để rà soát từng dự án, công trình có kế hoạch, tiến độ cụ thể để đảm bảo được tiến độ, khối lượng và phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 95% theo quy định.

“Đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhưng chúng ta phải tập trung. Bởi lúc này, chính đầu tư công sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng và dẫn dắt đầu tư tư nhân”, ông Mãi nói.

Thứ tư, UBND Thành phố sẽ có kế hoạch cân đối, sử dụng hiệu quả khoản điều chính giảm chi đầu tư công 2.705 tỷ cũng như hoàn thiện kế hoạch đầu tư công 2021 - 2025 để huy động được tối đa các nguồn vốn cũng như bố trí các dự án có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên cho các dự án có tác động lan tỏa, gắn với mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lâng thứ XI.

Thứ năm, tập trung triển khai 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp thu ngân sách hợp lý vừa đảm bảo tỷ lệ thu cao nhất có thể nhưng vừa chăm lo, nuôi dưỡng nguồn thu. Ngoài ra, thành phố đã có kế hoạch rà soát các nguồn thu từ nhà công, đất công cũng như là cổ phần hóa doanh nghiệp.

“Trong tháng 11 và 12, chúng tối sẽ tiến hành đấu giá3.970 căn hộ tái định cư và 8 lô đất ở khu đô thị mới Thủ Thiêm để thực hiện kết luận chỉ đạo của Trung ương cũng như thu lại khoản tạm ứng”, ông Mãi thông tin.

Cuối cùng, về trụ cột văn hóa xã hội, thành phố sẽ tập trung triển khai các kế hoạch đảm bảo an sinh xã hội, như chăm lo người già, neo đơn, trẻ em mồ côi... kế hoạch tri ân những đóng góp của các lực lượng và ghi nhận sự mất mát, hi sinh trong đại dịch...

“UBND thành phố sẽ đề xuất để có chính sách cải thiện nhà trọ. Đây là số lượng rất lớn nhưng có thể triển khai nhanh trong thời tới khi lực lượng lao động quay trở lại thành phố”, ông Mãi nói và cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung triển khai nhiệm vụ cải tạo nhà trên kênh rạch và thay thế các chung cư cũ.

TP.HCM cần rà soát dự án đầu tư công, tránh lãng phí, kém hiệu quả

Báo cáo tổng hợp ý kiến phát biểu của đại biểu HĐND TP.HCM tại các Tổ thảo luận chiều 18/10, Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM Đỗ Thị Minh Quân cho biết, có ý kiến đề xuất TP.HCM cần có một "nhạc trưởng", kiến trúc sư trưởng về kinh tế, nhằm điều hòa các chính sách tránh xung đột nhau; cần điều phối cả chính sách tài khóa và tiền tệ.

Đồng thời, quan tâm các chính sách kích cầu tiêu dùng, các giải pháp kích cầu đầu tư, chi tiêu công vì kích cầu đầu tư sẽ có độ trễ, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, tăng cường công tác tuyên truyền đến doanh nghiệp về các chính sách hỗ trợ; giảm thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp, chính sách thu hút đầu tư, duy trì ngành dịch vụ chất lượng cao giúp phát triển kinh tế- xã hội thành phố đồng thời tạo việc làm, nâng cao thu nhập.

Với tờ trình của UBND TP.HCM về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, đại biểu đề nghị cần rà soát chặt chẽ tính pháp lý và nhu cầu, sự cần thiết để đầu tư và không để lãng phí, gây phản cảm xã hội như một số công trình đang khiến dư luận bức xúc như Cầu Nam Lý, cầu Tăng Long, cầu Long Đại…

Ngoài ra, quan tâm dự án nâng cấp, duy tu, sửa chữa bờ hữu Sông Sài Gòn vì hiện nay dự án này bị hư hỏng và sạt lở nghiêm trọng, có nguy cơ mất an toàn cho các hộ dân sinh sống trong khu vực; bổ sung Dự án Cầu Cần Giờ, Khu du lịch lấn biển Cần Giờ...

Về đề xuất thực hiện dự án đầu tư công đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, cần quan tâm việc giải phóng mặt bằng là rất quan trọng, thực hiện quy trình bồi thường chặt chẽ theo đúng quy định pháp luật.

Đối với tờ trình về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2021, đại biểu đề nghị làm rõ việc cắt giảm vốn đối với 1.826 dự án có phải do không đảm bảo tỷ lệ giải ngân đến cuối năm đạt 95% hay không. Ngoài 870 dự án tăng vốn còn dự án nào khác đã đủ các thủ tục pháp lý, đủ điều kiện thi công và giải ngân nhưng không được xem xét.

Đồng thời, UBND TP.HCM cần làm rõ 2.705 tỷ đồng chưa bố trí vốn dự kiến sử dụng ra sao. Nếu chưa có kế hoạch sử dụng thì cần quan tâm tiếp tục bố trí vốn cho các dự án chủ đầu tư cam kết giải ngân đạt tiến độ để không lãng phí vốn.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap