Mọi người cần nêu cao ý thức trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội. Ảnh: H. Diệu
Theớitrẻvớivănhóaứngxửtrênmạngxãhộsoi keo real madrido điều tra sơ bộ của UNICEF, cứ 3 người dùng internet thì có 1 người dưới 18 tuổi và 71% người từ 15-24 tuổi đang trực tuyến, cho thấy nhóm tuổi này được kết nối nhiều nhất trên toàn thế giới. Đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh tốc độ tiếp cận số hóa chưa từng có, ngay cả ở các khu vực vùng sâu, vùng xa… Thêm nữa, thống kê của Google cho thấy, hiện 97% người dùng Việt Nam tìm kiếm thông tin qua các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng đã khiến thị trường trực tuyến thực sự trở thành một “khoảng không gian riêng” cho các bạn trẻ thỏa sức khai thác nhu cầu thông tin của mình.
MXH là công cụ có nhiều tiện ích để kết nối mọi người, hình thành nên các nhóm và cộng đồng mạng rất phong phú, mang tính xuyên quốc gia. Những người tham gia MXH rất đa dạng, khác nhau về tuổi tác, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, tính cách, sở thích… Mỗi cá nhân lại có thể kết bạn, tham gia nhiều nhóm, cộng đồng mạng khác nhau, nên mặc dù có sự lựa chọn, song nguy cơ mâu thuẫn, xung đột về quan điểm giữa các thành viên trong nhóm hay giữa nhóm này với nhóm khác vẫn rất cao, có thể khiến bạn bị lôi kéo vào những chuyện vô bổ, phiền toái… không đáng có.
Một thực tế đáng buồn khác hiện nay là, môi trường MXH đang bị vẩn đục bởi các hành vi giao tiếp, ứng xử chưa văn hóa; cách sử dụng MXH của một số người dùng chưa thật sự văn minh, hoặc số ít còn lợi dụng các diễn đàn để công khai đả kích, nói xấu, bôi nhọ lẫn nhau. Rất nhiều bạn trẻ còn quan niệm MXH là thế giới ảo, có thể ẩn danh nên rất dễ dãi trong ứng xử, xem MXH là công cụ để săm soi đời tư của người khác, thể hiện cái tôi cá nhân, hoặc tự cho mình cái quyền “tự do ngôn luận” núp bóng trong hành vi phỉ báng, cư xử thiếu văn hóa… làm tổn thương người khác, lây lan cách ứng xử tiêu cực cho cộng đồng.
Nên nhớ rằng, những gì chia sẻ trên MXH là sự phản ánh con người, tính cách, lối sống của bạn. Vì vậy, khi tham gia MXH, mỗi người trẻ nên là một người dùng thông minh, có văn hóa, rèn cho mình cách ứng xử, tương tác thật chuẩn mực. Giao tiếp, ứng xử, tương tác trên mạng xã hội, mỗi người cần hoàn thiện đạo đức, nhân cách của con người trong thời đại 4.0. Có như vậy mỗi bài viết, mỗi clip mới góp phần lan tỏa những quan điểm tư tưởng tiến bộ, những giá trị cao đẹp; tạo ra sự đồng thuận trong cộng đồng; mặt khác, góp phần đấu tranh với những tệ nạn tiêu cực, những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống. Hãy thực hiện đúng những quy tắc: nếu không nói được những điều lạc quan thì nên giữ im lặng, tế nhị, tôn trọng người khác… Có như thế thì người dùng sẽ không sa vào những vấn đề tiêu cực, hệ lụy xấu từ MXH.
Khi tham gia mạng xã hội, mỗi người cần có ý thức, rằng mình phải là người có trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng; biết tôn trọng nhân phẩm, danh dự, quyền lợi của người khác; và nhất là biết tôn trọng danh dự bản thân thì mới có trách nhiệm với mỗi bài viết, mỗi hình ảnh, mỗi comment khi đăng lên mạng xã hội. Với những kẻ cố tình sử dụng mạng xã hội để bịa đặt, xuyên tạc sự thật, làm hại người khác cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Văn Phong