【kèo bóng đá hạng nhất anh】Gửi yêu thương vào từng giai điệu

Truyền cảm hứng cho học viên

Không trở thành gánh nặng cho gia đình

Sinh năm 1987,ửiyêuthươngvàotừnggiaiđiệkèo bóng đá hạng nhất anh Trần Văn Dung đã có gần 20 năm đi theo theo con đường âm nhạc và 10 năm gắn bó với vai trò 1 thầy giáo dạy đàn. May mắn được sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu âm nhạc, ngay từ nhỏ, Dung đã được sống trong môi trường tràn ngập giai điệu, đặc biệt là giọng hát ngọt ngào, tiếng đàn của ba đã chắp cánh cho ước mơ trở thành một nhạc công.

Dung kể, mỗi lần theo ba lên gác đàn, anh lại thả hồn cùng với những giai điệu và thầm mong ước sau này được như ba “phiêu” theo những nốt nhạc. Với năng khiếu thiên phú, chỉ cần ba hướng dẫn “vài đường” là anh có thể “phiêu” theo nhạc mà không cần tập luyện nhiều. Nhưng không vì thế mà tính cần cù, ham học trong con người anh “hao” bớt. Sau mỗi giờ học trên lớp, anh lại theo ba học thêm các loại nhạc cụ và thành thạo rất nhiều “món đàn”

Đến năm 13 tuổi, Dung chính thức trở thành nhạc công đệm đàn cho ca đoàn dàn nhạc nhà thờ… và cũng là thành viên nhỏ tuổi nhất từ trước đến nay của ban nhạc giáo xứ. Thời gian này, cậu học trò nhỏ còn được tham gia rất nhiều sinh hoạt văn nghệ, năng khiếu của nhà thờ, trường, xã tổ chức và đạt rất nhiều giải thưởng.

Năm lớp 11, anh bắt đầu tham gia hoạt động cùng với các ban nhạc… góp mặt tại các sự kiện của xã, huyện và người dân địa phương tổ chức, tự kiếm thu nhập trang trải cho việc học và giúp đỡ gia đình.  “Gia đình mình quá khó khăn, vì thế, mình thường tranh thủ tham gia các sự kiện sau giờ học để kiếm thêm thu nhập phụ giúp cho ba mẹ, trang trải kinh phí học hành, vừa có thể nâng cao kỹ năng âm nhạc, tạo dựng các mối quan hệ”, Trần Văn Dung trải lòng.

Truyền cảm hứng

Trần Văn Dung từng nói rằng, mình rất may mắn khi được ba “đỡ đầu” cho niềm đam mê âm nhạc. Không phải ai cũng có được may mắn đó. Rất nhiều phụ huynh, các em nhỏ có niềm đam mê với âm nhạc nhưng không biết bắt đầu từ đâu hoặc không có cơ hội để trau dồi kiến thức. Điều này thôi thúc Dung thi vào Học viện Âm nhạc Huế, Khoa Sư phạm để tạo dựng nền tảng kiến thức âm nhạc chuyên sâu và cách thức truyền tải đam mê cho các bạn nhỏ.

Để bước chân vào con đường đại học trong khi gia đình khó khăn, ngay từ những ngày đầu vào Huế, Dung phải tự chạy show các sự kiện lớn nhỏ, làm nhạc ở quán bar, tham gia các câu lạc bộ để tìm kiếm các cơ hội. Cùng với đó, anh còn tham gia dạy học cho các trung tâm vừa rèn luyện kỹ năng vừa có thêm thu nhập và nâng cao kỹ năng sư phạm.

“Càng trưởng thành, mình càng nhận thấy âm nhạc - nghệ thuật có giá trị tinh thần rất lớn đối với đời sống của mỗi cá nhân, giúp con người có cơ sở để cân bằng được cảm xúc giữa bộn bề của cuộc sống. Cũng từ môi trường này, mình nhận ra mình có niềm đam mê đặc biệt với các bạn trẻ”, Trần Văn Dung bộc bạch.

Dù có số vốn ít ỏi, lại phải gánh vác chuyện gia đình nhưng chàng sinh viên nghèo vẫn theo đuổi giấc mơ xây dựng một trung tâm âm nhạc. Và để hiện thực ước mơ, ngoài giờ học, anh tham gia nhiều lớp dạy đàn vừa học hỏi kinh nghiệm vừa tích lũy vốn. Không có tiền để thuê mặt bằng, Dung nghĩ ra cách liên hệ, thương lượng với các quán cà phê, trung tâm đào tạo tận dụng mặt bằng của họ tổ chức các lớp đào tạo để tiết kiệm chi phí. 

Năm 2016, Trung tâm Melody chính thức khai trương đi vào hoạt động. Nhiều người bảo, “mở trung tâm làm gì, tham gia các lớp dạy đàn thôi cũng có thể thỏa đam mê”. Tuy nhiên với Dung thỏa đam mê thôi chưa đủ.

“Tôi cũng không biết từ bao giờ mình lại yêu trẻ em đến thế. Tôi yêu sự hồn nhiên của các em, yêu từ nụ cười giòn tan đến ánh mắt tròn xoe, trong veo như giọt sương của các em khi các em lắng nghe tôi dạy đàn, dạy hát. Điều đó thôi thúc tôi muốn được đồng hành, truyền cảm hứng và tình yêu âm nhạc - nghệ thuật đến với các em. Tôi luôn tâm niệm, trẻ em là lứa tuổi cần được yêu thương và nuôi dưỡng tâm hồn ngay từ thuở nhỏ. Tôi đã lựa chọn giáo dục âm nhạc - nghệ thuật cho trẻ em để khởi nghiệp và đồng hành trong cuộc sống của mình và chưa bao giờ thấy hối hận vì quyết định này”, Dung chia sẻ.

Khởi nghiệp không mấy thuận lợi do điều kiện kinh tế khó khăn, Trần Văn Dung còn đối diện thêm một khó khăn bắt nguồn từ những hạn chế trong kỹ năng vận hành trung tâm. “Những ngày đầu hoạt động, trung tâm đông học viên, lịch học của các môn chồng chéo khiến tôi thật sự bối rối, nhưng rồi mọi chuyện cũng dần đi vào quỹ đạo công việc, dần tốt hơn. Nếu như trước đây, trung tâm chỉ tập trung dạy đàn piano thì giờ đây mở thêm các lớp dạy đàn khác, lớp dạy múa hay luyện thanh cho các em nhỏ”.

Để các em tự tin thể hiện bản thân, trung tâm còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa hàng tháng hoặc vào các dịp lễ. Chị Trương Thu Hiền, TP. Huế đang cho 2 cậu con trai theo học tại Trung tâm Melody chia sẻ, thích nhất là các hoạt động ngoại khóa, giao lưu âm nhạc do trung tâm tổ chức bởi nó giúp các con tự tin hơn.

Bài, ảnh: HOÀNG LOAN