Buôn lậu,ỗilolớnvềhànggiảcủadoanhnghiệpvớithịtrườngcuốinătruc tiêp bong đa hôm nay sản xuất kinh doanh hàng giả còn dai dẳng | |
Cục trưởng Điều tra chống buôn lậu nói về những vụ hàng giả thương hiệu LV, Gucci, Nike, Chanel | |
Hàng giả, hàng nhái bán tràn lan, quảng cáo thản nhiên trên mạng xã hội |
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao |
Nguy cơ hàng gian, hàng giả bùng phát mạnh hơn
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, sau giai đoạn dịch bệnh, mùa mua sắm cuối năm nay có 3 yếu tố mới liên quan đến hàng giả, hàng lậu mà doanh nghiệp rất lo lắng. Thứ nhất là sức mua của người tiêu dùng giảm rất rõ rệt. Thứ hai, theo thông lệ hàng năm mùa cao điểm mua sắm cuối năm cũng là thời điểm hàng giả xuất hiện rất nhiều. Trong khi đó, năm nay các doanh nghiệp đang rất khó khăn, khả năng cung ứng hàng hóa ra thị trường kém hơn so với mọi năm.
Yếu tố đáng lo thứ ba là sự bùng nổ của thương mại điện tử. Hiện các doanh nghiệp rất bức xúc về vấn đề hàng giả buôn bán trên mạng, kể cả các sàn thương mại điện tử uy tín lẫn các điểm bán của cá nhân trên Facebook, Zalo. “Nhiều trường hợp người tiêu dùng phát hiện rồi báo lại thì doanh nghiệp mới biết sản phẩm của mình bị làm giả. Và khi đã phát hiện thì cũng rất khó truy đuổi vì những đối tượng này hễ thấy động là "biến mất". Do đó, các hội viên của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao rất bức xúc về tình trạng này” – bà Vũ Kim Hạnh chia sẻ.
Theo bà Vũ Kim Hạnh, những yếu tố dẫn tới vấn nạn hàng giả là lòng tham, tình trạng người tiêu dùng không biết hoặc ngần ngại đi thưa kiện và cơ quan chức năng chưa tinh nhạy trong việc theo dõi, chế tài hạn chế. Trong năm nay, tình trạng này có điều kiện trở nên nghiêm trọng hơn do thị trường thiếu hàng, kinh doanh online bùng nổ và những khó khăn trong việc phát hiện, cũng như chế tài với hàng giả trên thương mại điện tử.
Cách nào ngăn chặn hiệu quả?
Trước những nguy cơ bùng phát hàng gian, hàng giả như trên, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao kiến nghị, cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra các trang mạng, các sàn thương mại điện tử, qua đó vừa xử phạt, vừa truyền thông. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, túi tiền của người tiêu dùng bị giảm so với trước nên nhiều người sẵn sàng chấp nhận hàng giả bởi mức giá rẻ hơn trong khi bề ngoài được làm giả khá giống với hàng thật.
Tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái gây thiệt hại rất lớn, không chỉ là những con số cụ thể về doanh số bán hàng, mà còn có thể làm mất uy tín, mất thương hiệu của doanh nghiệp nếu không được ngăn chặn kịp thời. “Tình trạng này kéo dài sẽ giết chết các doanh nghiệp chân chính và cả nền sản xuất trong nước trong bối cảnh hàng hóa đang phải chật vật cạnh tranh với hàng nhập khẩu, trong khi hoạt động xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn do còn những điểm yếu về vấn đề tiêu chuẩn” – bà Vũ Kim Hạnh nhấn mạnh.
Mặc dù Bộ luật Hình sự đã quy định cụ thể các mức xử phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả với mức án lên đến 15 năm tù, thậm chí là tử hình đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Khoản 4, Điều 194 -PV) gây hại tới sức khỏe, tính mạng con người. Tuy nhiên, việc phát hiện và theo đuổi đến cùng để xử lý vẫn là vấn đề rất nhiêu khê.
“Theo quan sát của tôi, việc truyền thông rộng rãi về các đối tượng sản xuất hàng giả và hành vi của họ sẽ có sức răn đe mạnh mẽ hơn cả những chế tài xử phạt theo các quy định pháp luật bởi quá trình xử lý các vụ án kéo dài rất lâu và việc xử phạt cũng chưa đồng bộ” – bà Vũ Kim Hạnh chia sẻ.
Về phía người tiêu dùng, bà Vũ Kim Hạnh khuyến nghị cần chú ý hơn tới yếu tố pháp lý khi mua sắm hàng hóa. Cụ thể, người tiêu dùng nên đọc kỹ các thông tin trên bao bì sản phẩm. Các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc bị khống chế rất chặt chẽ bởi các quy định về ghi nhãn hàng hóa, nhưng các đối tượng làm hàng giả thì có thể tùy ý ghi nhãn. Nên nếu để ý kỹ, người tiêu dùng sẽ nhận thấy có rất nhiều thông tin lộn xộn thậm chí là vô lý.
“Có một tâm lý phổ biến của người tiêu dùng hiện nay là ngại phản ánh các thông tin về hàng gian, hàng giả cho cơ quan chức năng vì cho rằng giá trị không đáng kể. Nhưng thực sự, những thông tin phản hồi của người tiêu dùng sẽ giúp bảo vệ nhà sản xuất, bảo vệ nền kinh tế trong nước” – bà Hạnh nhấn mạnh.
Ngoài sự thờ ơ của người tiêu dùng thì nhiều doanh nghiệp cũng có tâm lý né tránh trong việc chống hàng gian, hàng giả vì sợ khi làm to chuyện thì người tiêu dùng sẽ quay lưng với hàng hóa của mình. Tuy nhiên, theo quan điểm của bà Vũ Kim Hạnh, việc có nên tố cáo hay không phải do chính doanh nghiệp tự quyết định, không thể giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp trong việc này được. “Thiệt hại thì chắc chắn là doanh nghiệp phải chịu rồi, nhưng khi quyết định hành xử như thế nào thì doanh nghiệp đã có cân nhắc lợi hại” – bà Hạnh nói.
Theo bà Hạnh, có một sự liên quan giữa việc doanh nghiệp phản ứng như thế nào với việc sau khi họ lên tiếng thì mọi việc được xử lý như thế nào. “Cần tăng cường truyền thông và tôi sẵn sàng tham gia truyền thông cho các doanh nghiệp hội viên của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao về các chính sách cũng như những nỗ lực thực sự của cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn và chế tài nạn hàng giả. Các cơ quan chức năng cần đi trước và tạo được niềm tin thì doanh nghiệp mới mạnh dạn tham gia” – bà Vũ Kim Hạnh nhấn mạnh.