【kết quả cúp c2 lượt đi】Mở rộng thị phần bán lẻ, doanh nghiệp Việt cần chú trọng sản phẩm mới

Đưa sản phẩm OCOP vào kênh bán lẻ hiện đại: Khó cũng phải làm Thị trường bán lẻ: Doanh số ‘khủng’,ởrộngthịphầnbánlẻdoanhnghiệpViệtcầnchútrọngsảnphẩmmớkết quả cúp c2 lượt đi doanh nghiệp đua nhau mở cửa hàng mới

Ông Nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, là một trong những nhà bán lẻ lớn của Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về bức tranh của ngành hàng này trong 10 năm trở lại đây?

Trong 10 năm qua, quy mô bán lẻ hiện đại của Việt Nam tăng gấp 10 lần, từ 2,6 tỷ USD lên 26 tỷ USD. Tuy vậy, thị phần bán lẻ hiện đại chỉ chiếm khoảng 20% tổng thị phần, tỉ lệ này ở Singapore là 90%, Thái Lan là 65%, Malaysia là 40% và Ấn Độ là khoảng 20%.

Saigon Co.op triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi đi kèm từ lúc trước, trong và sau tăng giá xăng, dầu - Ảnh: VGP/Phương Dung
Saigon Co.op triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi đi kèm từ lúc trước, trong và sau tăng giá xăng, dầu. Ảnh: VGP/Phương Dung

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là bán lẻ hiện đại. Tuy vậy, so với các nước khác về mức độ thâm nhập thị trường, bán lẻ hiện đại Việt Nam vẫn bị đánh giá tụt hậu.

Dấu hiệu tích cực là các nhà bán lẻ Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để đổi mới, phát triển sản phẩm mới và tận dụng việc sử dụng thiết bị di động cao ở người tiêu dùng để đa dạng hóa cách bán hàng, tăng doanh thu.

Nhiều ý kiến cho rằng, bán lẻ Việt Nam phát triển nhanh nhưng chưa bền vững, ông bình luận gì về điều này? Cơ hội nào cho các nhà bán lẻ Việt Nam trong thời gian sắp tới, thưa ông?

Bán lẻ hiện đại của Việt Nam vẫn đang phát triển nhưng vẫn tụt hậu so với các nước khác. Thị trường đang hình thành những xu hướng mới, như quy mô hộ gia đình đang giảm và các sản phẩm tập trung vào sức khỏe đang ngày càng phổ biến. Một dư địa khác cho thị trường bán lẻ Việt Nam tăng doanh số là những sản phẩm, dịch vụ mới.

Mở rộng thị phần bán lẻ, doanh nghiệp Việt cần chú trọng sản phẩm mới
Ông Nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam - Tổng giám đốc Saigon Co.op. Ảnh: The Next Power

Các báo cáo cho thấy, 30% doanh thu của 500 công ty hàng đầu thế giới đến từ phát triển các sản phẩm mới, con số này ở châu Á là 20%, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới đạt được 10%.

Điều này có nghĩa, tiềm năng tăng doanh thu từ phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp trong nước còn rất lớn. Các hợp tác xã cần tận dụng giai đoạn này để phát triển thị phần, mở rộng kênh bán lẻ hiện đại.

Hiện doanh thu của hợp tác xã trong kênh phân phối hiện đại còn rất khiêm tốn, ông có khuyến nghị gì để sản phẩm của hợp tác xã vào sâu hơn cũng như gia tăng doanh số tại kênh bán lẻ hiện đại?

Theo tôi, các hợp tác xã nên ứng dụng khoa học công nghệ trong toàn bộ quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc, bảo quản sản phẩm nông sản sau thu hoạch, công nghệ chế biến thực phẩm và thân thiện với môi trường. Tăng cường hợp tác, liên kết với các nhà sản xuất đầu tư phát triển vùng nguyên liệu để có được nguồn hàng đảm bảo chất lượng, an toàn với giá thành tốt nhất, xây dựng niềm tin và đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.

Các hợp tác xã, hộ nông dân cần tạo sự liên kết sản xuất - tiêu thụ thật tốt nhằm tạo lượng hàng cung ứng ra thị trường ổn định, đảm bảo lợi ích của các bên. Saigon Co.op chủ động tham gia vào công tác kết nối tiêu thụ nông sản của các tỉnh thành nhằm thu hẹp khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng, qua đó thể hiện trách nhiệm xã hội, góp phần cung ứng những sản phẩm tốt, an toàn cho người tiêu dùng cũng như từng bước nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Xin cảm ơn ông!