Empire777

(CMO) Chuyện sản vật rừng U Minh trong kháng chiến “dữ dội”, tôi đã được nghe kể. Sau giải phóng, và oxbet net

【oxbet net】“Tiểu đoàn Rắn Hổ”

Báo Cà Mau(CMO) Chuyện sản vật rừng U Minh trong kháng chiến “dữ dội”, tôi đã được nghe kể. Sau giải phóng, vào những năm 1980, trữ lượng này vẫn còn rất lớn. Qua lời kể của các cựu thanh niên xung phong (TNXP) khôi phục rừng U Minh Hạ về sự phong phú của rắn, rùa, chim, cá nơi đây, thêm một lần nữa gật gù: vậy là bác Ba Phi đâu có… nói dóc.

Mùa khô năm 1983, xảy ra trận cháy rừng lịch sử, gần 50.000 ha rừng tràm U Minh Hạ bị thiêu rụi, trong đó có khoảng 25.000 ha rừng đặc dụng. Sau khi lửa rừng được dập tắt, Tỉnh đoàn Minh Hải (Cà Mau, Bạc Liêu ngày nay) thành lập Trung đoàn TNXP tận thu lâm sản và trồng lại diện tích rừng bị thiệt hại, với khẩu hiệu “Tuổi trẻ Minh Hải phủ lại màu xanh U Minh”; trong đó, mỗi huyện tham gia 1 tiểu đoàn.

Tiểu đoàn TNXP huyện Cái Nước do ông Châu Nam Thắng làm Chính trị viên, ông Nguyễn Tiến Lên (Chín Lên) làm Tiểu đoàn trưởng, ông Nguyễn Thanh Tần (Hai Tần) làm Tiểu đoàn phó, đóng quân ở Tuyến 21.

Ấn tượng mà đơn vị không thể quên được trong những ngày làm nhiệm vụ tại rừng U Minh, dù cách nay gần 40 năm, đó là rắn. Ông Chín Lên (hiện ngụ Phường 9, TP Cà Mau) kể: Từ huyện Cái Nước, đoàn đi tàu đò ra Cà Mau, rồi từ Cà Mau đi tàu đò vô Co Xáng (nơi ở của Trung đoàn TNXP), lội bộ thêm 4 cây số đến Tuyến 21. Lúc đó khoảng tháng 6/1983, mưa tầm tã, tới nơi trời đã tối, lực lượng gần 100 người được bố trí nghỉ tạm nhà dân dọc bờ xáng.

U Minh Hạ mùa ong mật. Ảnh: THANH DŨNG

Ðêm đó, thỉnh thoảng lại nghe tiếng la hét loáng thoáng từ xa; hỏi ra mới biết, các nhà này bị rắn bò vào, thậm chí chúng trèo cả lên giường. Do rừng cháy, rắn tràn ra ngoài ruộng ẩn nấp trong năn, cỏ, lùm, bụi…; bị mưa ngập, chúng di chuyển tìm chỗ cao ráo tránh trú. Mà khi đó dân còn nghèo, nhà lá, vách lá, giường ngủ lót vạc bằng cây cau chẻ ra hoặc những cây tràm suôn, chân giường cặm tạm bằng cây tràm cặp vách, rắn rất dễ bò lên.

Sáng dậy, nước ngập mênh mông, nhìn ra mấy cây tràm ngoài ruộng, ông Chín Lên ngỡ ngàng không tin nổi vào mắt mình: rắn lớn, rắn nhỏ đeo lùm đùm trên ngọn.

Ðơn vị bắt đầu lội đi khảo sát nơi cất lán trại. Trên đường đi, ở các lùm cây, đám sậy cháy loang lổ hầu như nơi nào cũng bắt gặp rắn. Ban đầu thấy lạ, mọi người còn lấy cây đập, nhưng sau cứ gặp hoài nên mặc kệ, vì phải tập trung cho công việc.

Ðịa điểm chọn cất lán trại là một đìa lạng ở bìa rừng, hai bên bờ còn sót lại mấy đám tràm, có thể che bớt mưa gió (vì rừng cháy rụi, cây đứt gãy, mênh mông là đồng trống). Ðể tránh ngập và rắn bò vào, đơn vị làm nhà sàn dưới mé nước. Trong lúc làm, cứ thỉnh thoảng thấy rắn lội vào bờ đìa. Cất xong lán trại, mọi người đập được cả thảy 7 con rắn hổ đất, khoảng hơn 10 kg, đem về nấu cháo đậu xanh bồi dưỡng cho anh em sau một ngày làm việc cực nhọc.

Cũng tại 2 bờ đìa này (độ gần 1 công đất, tràm sậy cháy lam nham, đất có nhiều phân xốp), mỗi lần dân vào bắt rắn, được từ năm con đến mười mấy con. Những lúc có khách đột xuất, hay không có đồ ăn, ông Chín Lên cũng ra đó bắt rắn. "Trong gần 1 năm làm nhiệm vụ, ở cụm này, chúng tôi và người dân bắt tổng cộng chắc có mấy trăm con rắn”, ông Chín Lên nhẩm tính. Rắn ở U Minh lúc đó đủ loại: hổ đất, hổ mang, mai gầm, hổ hành…, đa số con từ 1 kg trở lên, nhiều nhất là hổ đất. Cũng có rất nhiều trăn, nưa.

Ông Nguyễn Minh Chánh, nguyên Tổng biên tập báo Minh Hải (lúc đó là Phó bí thư Tỉnh đoàn) kể, có lần ông đi học Trường Nguyễn Ái Quốc về, xuống lán trại thăm anh em. Ðang đi vệ sinh trên bờ đìa, mọi người la lên “coi chừng rắn”; liền đó, ông Ba Liêm (Trần Thanh Liêm, Trung đoàn trưởng TNXP) xách cây chĩa ra xôm chỗ ông đứng, dính ngay con rắn hổ đất hơn ký lô. Chuyện này hay được mọi người kể nhau nghe và trêu là ông mạng lớn.

Hồi đó, đơn vị “bình bầu” ông Chín Lên là người “sát rắn” (giỏi bắt rắn). Rắn trong đám sậy cháy, trong bụi lùm, ẩn nấp dưới lớp phân, dớn…, bằng con mắt tinh tường, sự dạn dĩ, có chút kiến thức bắt rắn hồi còn ở quê, cộng với học hỏi thêm và tài nghệ riêng, mỗi khi ông cầm chĩa đi, chỉ 15-20 phút sau về là thấp gì cũng 4-5 con rắn.

Có một câu chuyện về bắt rắn mà ông Chín Lên bảo rằng “kỷ niệm lịch sử”: “Lần đó Trung đoàn tổ chức hội nghị, có tính kế hoạch đi bắt rắn về nấu cháo đãi anh em. Tôi, anh Ba Liêm, chú Ba Ghép, Lê Bé… đi theo mấy mô đất bắt được 7 con rắn. Trên đường đi, thấy mấy ông nông dân quảy 2 bao giạ rưỡi đi ì ạch, mở ra toàn rắn hổ. Họ chỉ chúng tôi chỗ bắt. Ðó là một bờ sậy lạng, chen lẫn tràm, cháy không hết, bề ngang bằng cái nhà, dài mười mấy thước, dây giác bò um tùm. Chúng tôi hì hục bắt chỗ đó được 19 con. Có chĩa đâm xuống lớp dớn dính tới 2 con. Ðập chết con đầu rồi mà vẫn còn nghe khù khù bên dưới, vạch ra mới phát hiện còn thêm 1 con nữa. Có chĩa trúng rắn hổ mang, nó khù rền vang... Cả thảy lần đó bắt được 26 con, gần 50 kg, đổ ra một đống, bằng mấy giạ lúa”.

Cũng từ lần bắt rắn này, nhiều người dự hội nghị biết và đặt Tiểu đoàn TNXP Cái Nước thành danh “Tiểu đoàn Rắn Hổ”.

Rắn nhiều vậy, tôi hỏi có ai bị rắn cắn không, ông Chín Lên cho biết, rất may mắn là đơn vị chỉ 1 người bị rắn lục cắn thối đầu móng tay. Còn những con rắn bắt được, chủ yếu dùng chĩa cán dài xôm, rồi đập đầu ngay cho chết mới đem về.

Một góc vườn Quốc gia U Minh Hạ. Ảnh: THANH DŨNG

Không chỉ có rắn, xứ U Minh thời ấy cá, rùa, chim cũng còn nhiều vô kể. Trong đơn vị, nếu ông Chín Lên giỏi bắt rắn, thì ông Hai Tần lại có biệt tài bắt rùa, bắt cá. “Tôi mua giao anh Hai Tần mười mấy cái lọp, ông đặt 3 ngày đổ 1 lần. Mỗi lần đổ, 1 lọp dính 7-8 con rùa, có cái cả chục, mười mấy con; chở về, nó bò ngổn ngang gần đầy xuồng be tám. Ðủ loại: càng đước, rùa vàng, rùa nắp, rùa hôi, rùa quạ, rùa sen, mỗi con ký mấy; càng đước thì 5-7 kg. Càng đước giăng câu dính nhiều hơn. Ngoài rùa còn có rắn ri tượng, ri cá cũng dính lọp”, ông Chín kể trong hào hứng.

Ông Châu Nam Thắng (hiện sống xã Khánh Thuận, huyện U Minh) bảo, hồi đó ông Hai Tần có “bí quyết” đặt lọp bắt rùa sau này mới “bật mí”. Ðó là tìm mua da trâu về, nướng khét, cứ mỗi cái lọp ông cột vào 1 miếng. Khi đặt, quay miệng lọp hướng dưới gió, vậy là rùa đánh hơi cứ kéo nhau bò vào.

Cá thì không biết ông Hai Tần có “chiêu” gì không, nhưng chỉ 20 giềng câu (mỗi giềng 2 lưỡi), đêm nào cũng mười mấy, hai mươi ký cá trê, lóc. Mùa nước cạn, ông Hai Tần chặn xuồng ngang con kênh là tới sáng cá nhảy vô cả nửa xuồng (lóc, rô, trê, bổi, dầy… đủ loại. Cá lóc con bự tới vài ký).

Ông Chín Lên còn nghe kể lại, hồi đó khu vực này có đìa người dân thu hoạch tới 6 tấn cá, phải bắt mấy ngày đêm. Tát lên, cá nằm dưới đáy cả thước.

Các ông giải thích, sở dĩ có nhiều cá là do chỗ đó gần Lung Nổi và lung Ngọc Hoàng, nơi được mệnh danh là vựa cá U Minh (đáng tiếc là lung Ngọc Hoàng giờ bị người dân bồi lấp sản xuất, chỉ còn duy nhất một đoạn nằm trong phần đất ông Mười Ngọt được gia đình bảo tồn, giờ làm du lịch).

"Chim rừng U Minh khi đó những con lớn có gà đãy, khoang cổ, giang sen. Khoang cổ, giang sen thì cỡ 3-5 kg, còn gà đãy nặng tới mười mấy ký. Ðặc điểm của gà đãy là làm tổ trên cây mốp, khi đó cháy rừng còn sót lại mười mấy cây. Gà đãy cao, nếu ngóng cổ lên là thước mấy, nó có cái đãy ở cổ, ăn lần 2-3 kg cá. Trứng lớn hơn trứng ngỗng…”. Ngồi nghe ông Chín Lên kể mà tôi chỉ biết tròn mắt trầm trồ và mường tượng. Vì lớp hậu bối như chúng tôi, giờ làm gì còn con gà đãy nào mà biết hình thù.

“Hồi đó khổ lắm, ở trong đó vừa buồn vừa khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Thêm nạn muỗi, ban đêm nó nghe hơi người là bu lại có khi không còn thấy cái mùng. Rắn, cá, rùa bắt được thì cũng chỉ kho, xào, luộc, nướng… ăn cho qua bữa, còn tập trung làm nhiệm vụ”, ông Chín Lên hoài niệm.

Nhờ sản vật của rừng đã giúp các đơn vị cải thiện được bữa ăn, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ vô cùng trọng đại và ý nghĩa. Ðể rồi nhiều năm sau, màu xanh của rừng tràm lại được che phủ, hình thành Vườn Quốc gia U Minh Hạ; đặc biệt giờ đây trở thành Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Chỉ tiếc một điều, nguồn tài nguyên thiên nhiên và sản vật "nhiều vô kể" của rừng như ngày nào giờ chỉ còn trong huyền thoại./.

 

Huyền Anh

 

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap