【cúp f】Áp dụng KPI trong thực thi chiến lược kinh doanh của tổ chức
Về phía Ủy ban,ÁpdụngKPItrongthựcthichiếnlượckinhdoanhcủatổchứcúp f chương trình có sự tham gia của ông Phạm Lê Cường – Phó Chánh Văn phòng, đoàn viên thanh niên các đơn vị tham dự trực tiếp và trực tuyến.
Về phía các trường đại học, cao đẳng có sự tham gia trực tuyến của gần 100 sinh viên và thầy cô giáo đến từ: Đại học Phan Thiết, Đại học Nha Trang, Đại học Trà Vinh, Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Bình Dương, Đại học Lâm Nghiệp, Đại học Kinh tế kỹ thuật Thái nguyên, Đại học Thủ Dầu 1, Cao đẳng Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang, Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, Cao đẳng Nghề Việt Xô số 1 Vĩnh Phúc, Cao đẳng Miền núi Bắc Giang, Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng Quảng Ninh, Cao đẳng Nghề Sóc Trăng.
Trình bày tại buổi đào tạo ThS. Nguyễn Ngọc Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn thanh niên Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia cho biết, KPI (viết tắt của Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, qua đó phản ánh mức độ hoàn thành mục tiêu của cá nhân, bộ phận hoặc toàn doanh nghiệp.
Chỉ số KPI thể hiện qua các số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng,… khác nhau phù hợp đặc thù nghiệp vụ của từng đối tượng. Trong một tổ chức, KPI thường được xây dựng ở nhiều cấp độ khác nhau để vừa hiện thực hóa được mục tiêu, vừa làm thước đo tiến độ và kết quả công việc.
KPI ở level cao sẽ tập trung vào các mục tiêu chiến lược chung như: Tăng 120% tổng doanh thu trong tháng 10, Hoàn thành 35 dự án cấp tỉnh trong quý IV,… Ngược lại, KPI ở level thấp được sử dụng cho các hệ thống quy trình, cá nhân, phòng ban nhằm đánh giá hiệu suất công việc đơn lẻ. Ví dụ: Tìm kiếm được 150 khách hàng tiềm năng/tháng, Tuyển dụng được 2 nhân viên mới/tuần,…
Cũng theo ông Duy, lợi ích khi áp dụng KPI, với lãnh đạo và các cấp quản lý: Theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên trực quan, minh bạch, chính xác cũng như đề ra chế độ lương thưởng, kỷ luật phù hợp; Nâng cao hiệu quả quy trình nghiệm thu thực hiện công việc; Đảm bảo mục tiêu, tầm nhìn có thể hoàn thành đúng như kỳ vọng
Với nhân viên: Hiểu được mức độ hoàn thành công việc so với mục tiêu đề ra; Tạo động lực làm việc, hướng tới thực hiện mục tiêu; Phát hiện ra các khiếm khuyết nếu chậm tiến độ thực hiện nhiệm vụ để cải thiện kịp thời.
Yếu tố quan trọng nhất khi xây dựng các chỉ số KPI là việc phải đảm bảo chúng được gắn bó chặt chẽ với mục tiêu cụ thể của phòng ban, doanh nghiệp.