TheýdoMetamuốnxâycápquangbiểnriêreal sociedad – osasunao TechCrunch, Meta đang lên kế hoạch xây dựng tuyến cáp quang biển vòng quanh thế giới và sẽ là chủ sở hữu duy nhất. Phụ trách dự án là Santosh Janardhan, Giám đốc hạ tầng toàn cầu của Meta.
Vì sao Meta lại muốn làm điều này?
Đầu tiên, quyền sở hữu duy nhất đối với tuyến cáp sẽ mang lại khả năng hỗ trợ lưu lượng truy cập trên các tài sản của riêng mình, bao gồm Facebook, Instagram, WhatsApp.
Theo báo cáo kinh doanh, Meta kiếm được nhiều tiền bên ngoài Bắc Mỹ hơn thị trường quê nhà. Việc ưu tiên cáp ngầm riêng có thể giúp đảm bảo chất lượng dịch vụ. Tất nhiên, công ty vẫn phải đàm phán với các nhà mạng trong các quốc gia để cung cấp dịch vụ đến thiết bị của người dùng.
Meta, giống như Google, đang tăng cường đầu tư dưới biển, tuyên bố các dự án như Marea ở châu Âu và các dự án khác ở Đông Nam Á đã đóng góp hơn "nửa nghìn tỷ USD" cho các nền kinh tế trong khu vực.
Tuy nhiên, có một động lực thực tế hơn cho các khoản đầu tư này: Các công ty công nghệ - thay vì các nhà mạng viễn thông, chủ sở hữu cáp biển truyền thống - muốn có quyền sở hữu trực tiếp hơn đối với các đường dẫn cần thiết để cung cấp nội dung, quảng cáo và nhiều hơn nữa cho người dùng trên toàn thế giới.
Họ kiếm tiền từ các sản phẩm dành cho người dùng cuối và làm mọi thứ có thể để bảo đảm trải nghiệm khách hàng, dù là phân phối video hay nội dung khác. Theo nhà phân tích ngành công nghiệp cáp ngầm Ranulf Scarborough, họ không muốn dựa vào các công ty viễn thông truyền thống mà muốn độc lập.
Lý do thứ hai là địa chính trị. Không ít lần cáp biển trở thành mục tiêu bị phá hoại. Trong tháng 11/2024, cáp ngầm ở Biển Baltic bị cắt.
Nguồn tin thân cận với Meta cho biết tuyến cáp mới giúp họ "tránh các khu vực căng thẳng địa chính trị".Trên blog, chuyên gia cáp biển Sunil Tagare chỉ ra tuyến này sẽ tránh Biển Đỏ, Biển Đông, Ai Cập, Marseilles, eo biển Malacca và Singapore.
Lý do thứ ba, theo Tagare, liên quan đến việc tuyến cáp kết thúc ở Ấn Độ. Ông tin rằng Meta sẽ tận dụng nó để xây dựng năng lực trung tâm dữ liệu trong nước, đặc biệt là để đào tạo và làm việc với các mô hình AI. Cáp biển có thể đóng một vai trò trong nỗ lực đó.
Ông cho biết chi phí băng thông của Ấn Độ chỉ bằng một phần nhỏ so ở Mỹ và nhiều người ở Ấn Độ đã xôn xao sau chuyến thăm gần đây của CEO Nvidia Jensen Huang. Trong một cuộc họp với Chủ tịch tập đoàn Reliance Mukesh Ambani, ông Huang nói về việc nước này xây dựng cơ sở hạ tầng AI của riêng mình. Reliance cùng các nhà cung cấp khác sẽ sử dụng chip Blackwell của Nvidia trong các trung tâm dữ liệu AI trong tương lai.
"Ấn Độ có thể trở thành thủ đô đào tạo AI của thế giới",ông Tagare nói trong một cuộc phỏng vấn. Ông tin rằng Meta cũng có thể muốn xây dựng chương trình đào tạo AI ở quốc gia xoay quanh cơ sở hạ tầng đó.
AI là một phần quan trọng trong lộ trình cơ sở hạ tầng của Meta. Nhưng ngoài ra, Ấn Độ là một thị trường khổng lồ, ước tính là quốc gia có nhiều người dùng nhất cho đến nay trên Facebook (hơn 375 triệu người dùng), Instagram (363 triệu) và WhatsApp (536 triệu). Họ thể hiện sự nhiệt tình với các tính năng mới như các công cụ AI. Với các khoản đầu tư mạnh mẽ đổ vào thị trường trung tâm dữ liệu trong nước, Ấn Độ vẫn có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng.
Nguồn tin thân cận với dự án cho rằng còn quá sớm để nói liệu AI có phải là một phần trong phương trình của Meta trong dự án này không. Nó chỉ là một trong danh sách dài các cân nhắc và khả năng, tương tự việc Meta có định mở dung lượng cho người dùng khác hay không.
(Theo TechCrunch)