Đây là năm đầu tiên,àNộitặnggiấykhenchohọcsinhđoạthuychươngOlympicquốctếkèo anh hôm nay 100% học sinh đội tuyển dự thi Olympic Thiên văn và Vật lý thiên văn quốc tế của Việt Nam đều đoạt huy chương.
Đoàn học sinh Hà Nội đại diện cho Việt Nam tham dự gồm 5 học sinh đến từ Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam. Cả 5 học sinh đều xuất sắc đoạt 2 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng.
Hai học sinh đạt huy chương Bạc gồm: Nguyễn Bá Linh và Nguyễn Xuân Hoàng; 3 học sinh đoạt Huy chương Đồng gồm: Nguyễn Thị Thu Minh, Lưu Quang Minh và Đàm Ngọc Bảo Lâm.
Chúc mừng thành tích của cả đoàn, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định, năm học qua, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của ngành đều ấn tượng. Trong đó, giáo dục mũi nhọn được khẳng định qua các cuộc thi quốc tế.
Kết quả đáng tự hào này chính là sự nỗ lực của bản thân các em học sinh và sự đồng hành, sát sao của nhà trường, gia đình. Đây chính là dấu mốc, động lực để các em tiếp tục phấn đấu đạt thành tích cao hơn nữa.
Báo cáo về thành tích của đoàn, ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, Trưởng đoàn dẫn học sinh tham dự kỳ thi cho biết, kỳ thi có gần 300 học sinh đến từ 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều quốc gia mạnh về lĩnh vực Thiên văn và Vật lý thiên văn.
Dù thời gian tập trung đội tuyển của học sinh Hà Nội chỉ khoảng 2 tháng nhưng các em đều có ý thức chấp hành tốt, luôn cố gắng, phát huy hết năng lực; đưa Việt Nam trở thành một trong số rất ít đội tuyển có 100% thành viên giành huy chương.
Chia sẻ về những trải nghiệm cũng như những khó khăn khi tham dự kỳ thi, Nguyễn Bá Linh - học sinh lớp 12 Lý 1, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Huy chương Bạc IOAA 2024 cho biết: Cuộc thi năm nay với 3 phần thi căng thẳng gồm: Phần thi Lý thuyết kéo dài trong 5 tiếng; thi xử lý số liệu 3 tiếng; thi quan sát (ngày và đêm) với tổng thời gian 2h15 phút.
Bá Linh nhận xét, đề thi có kiến thức sâu rộng. Trong khi đó Đoàn Việt Nam chỉ có 2 tháng để chuẩn bị nên có phần thiệt thòi hơn so với nhiều đoàn khác có thời gian tập huấn 6 tháng, 1 năm, thậm chí lâu hơn.
Đón con trở về sau kỳ thi, chị Trần Thị Thu Thúy, phụ huynh em Nguyễn Bá Linh cho biết: "Từ nhỏ, con đã có niềm đam mê với thiên văn học. Hiểu và ủng hộ con, gia đình tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể. Chuẩn bị cho kỳ thi, các con đã rất nỗ lực trong gần 2 tháng ôn luyện. Ban ngày, con học tập ở trường, ban đêm gần như thức cả đêm để học, quan sát bầu trời. Ngoài niềm đam mê, sự nỗ lực của các con, để đạt được kết quả này, còn có công lao lớn của các thầy, cô giáo".
So với học sinh dự thi các kỳ thi quốc tế khác, học sinh dự thi IOAA phải di chuyển nhiều nơi để thực hành, phải thức đêm ở các tòa nhà cao tầng để quan sát các chòm sao, phân tích số liệu. Tuy vậy cũng có những khi các em thức cả đêm mà không quan sát được vì thời tiết xấu.
Thầy Triệu Lê Quang, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 Lý 1 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cho biết, các em được tham gia tập huấn ở Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ngoài ra, cả đội cũng phải di chuyển vào Nha Trang (Khánh Hòa) một tuần để tiếp cận với những thiết bị tiên tiến nhất về thiên văn, vũ trụ cũng như nâng cao khả năng thực hành. Do đó, việc ôn luyện đội tuyển đòi hỏi sự nỗ lực lớn của tất cả các em học sinh.
Nhân dịp này, Sở GD-ĐT Hà Nội đã tặng giấy khen cho 8 thành viên của đoàn trong đó gồm các thầy giáo dẫn đoàn, bồi dưỡng học sinh và học sinh dự thi.
Kỳ thi Olympic Thiên văn và Vật lý Thiên văn quốc tế (IOAA) là một trong 12 Kỳ thi Olympic Khoa học quốc tế thường niên uy tín nhất thế giới được điều hành bởi một Ủy ban quốc tế với thành viên là những nhà khoa học hàng đầu về Thiên văn và Vật lý thiên văn trên thế giới. IOAA đầu tiên được tổ chức ở Thái Lan vào năm 2007. Đến nay, Việt Nam đã tham dự lần thứ 8.