【ca river plate vs】Để hạn chế việc khiếu nại sai
Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được Hiến định và được quy định cụ thể trong Luật Khiếu nại,Đểhạnchếviệckhiếunạca river plate vs tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Song, thực tế trong những năm qua, số đơn khiếu nại sai đang chiếm tỷ lệ khá cao, đặt ra nhiều thách thức trong việc giải quyết.
Một buổi đối thoại, giải quyết khiếu nại của lãnh đạo tỉnh với công dân.
Chín tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh tiếp 1.519 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh… Từ đó, nhận 1.169 đơn các loại; sau phân loại, có 439 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của tỉnh. Đến nay, các cơ quan, đơn vị, địa phương giải quyết đạt tỷ lệ 94,3%. Qua giải quyết, số đơn khiếu nại sai hoàn toàn chiếm gần 80% tổng số đơn.
Vừa qua, hộ ông Trang Văn Xem, ngụ ấp 5, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, có phần đất ven sông và phần nhà với tổng diện tích 161m2, bị thu hồi để thực hiện dự án kè kênh xáng Nàng Mau. Sau khi cơ quan chức năng áp giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ông Xem có khiếu nại yêu cầu UBND huyện Vị Thủy giải quyết một nền tái định cư.
Tuy nhiên, qua xác minh trường hợp của ông Xem, Sở Tài nguyên và Môi trường nhận thấy, hiện ông Xem không có hộ khẩu thường trú tại địa điểm thu hồi đất và hộ ông Xem cũng không phải di chuyển chỗ ở. Từ đó, không có căn cứ để giải quyết tái định cư và việc khiếu nại của ông Xem là sai hoàn toàn.
Tương tự, trường hợp của ông Trương Ngọc Phước, ngụ thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, có 3.947m2 đất bị thu hồi để thực hiện dự án Khu tái định cư Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2. Sau khi cơ quan chức năng áp giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì ông khiếu nại yêu cầu được nâng giá bồi thường đất từ 250.000 đồng lên 330.000 đồng đối với phần đất bị ảnh hưởng dự án.
Đối với trường hợp của hộ ông Phước, theo xác minh của Sở Tài nguyên và Môi trường, việc bồi thường với đơn giá 250.000 đồng là phù hợp với vị trí đất và đơn giá UBND tỉnh ban hành chung cho toàn bộ dự án, nên không có cơ sở để nâng giá đất theo yêu cầu của hộ dân này.
Ông Trương Ngọc Phước nói: “Tôi trực tiếp canh tác phần đất này từ năm 1993 đến nay, cứ nghĩ khi Nhà nước quy hoạch, áp giá bồi thường, hỗ trợ với mức quá thấp, thiệt thòi đến quyền lợi thì tôi khiếu nại. Nếu tôi biết không được chấp nhận thì tôi đâu có làm đơn khiếu nại chi cho mất thời gian…”.
Trên thực tế, người dân khiếu nại sai không chỉ gây lãng phí thời gian, tiền của, công sức mà còn tác động không nhỏ đến uy tín của tổ chức, cá nhân là đối tượng bị khiếu nại và của cả chính người khiếu nại. Qua công tác thụ lý, giải quyết, các cơ quan chức năng nhận thấy, nhiều đơn thư khiếu nại có nội dung không rõ ràng hoặc trình bày không đúng nội dung yêu cầu giải quyết.
Đặc biệt, có một số trường hợp nội dung đơn thư đã được các cấp, ngành giải quyết, trả lời đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình tiếp tục khiếu nại kéo dài, khiếu nại vượt cấp… Trước tình trạng số vụ, việc khiếu nại sai chiếm tỷ lệ cao, ông Lưu Ngọc Đông, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban tiếp công dân tỉnh, cho rằng, để hạn chế tình trạng này, các địa phương cần quan tâm giải quyết kịp thời các khiếu nại phát sinh ngay từ cơ sở.
“Hiện nay, một số đơn vị, địa phương, nhất là ở cơ sở có lúc chưa chú trọng đến việc tuyên truyền, vận động, hòa giải, gặp gỡ thuyết phục người dân khi có vấn đề phát sinh nên họ chưa thấu hiểu hết đúng, sai việc khiếu nại của mình”, ông Đông nói.
Còn theo ông Trần Thanh Lâm, Chánh Thanh tra tỉnh, qua thực tế tiếp dân, đối thoại cho thấy, sự hiểu biết và nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế dẫn đến khiếu nại sai. Do đó, trong thời gian tới, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo; về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đến với người dân một cách có chiều sâu.
Mặt khác, tập trung vào những vấn đề thiết thực, trực tiếp tác động đến quyền, nghĩa vụ của công dân. Qua đó, giúp người dân nhận thức, hiểu rõ vấn đề nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng khiếu nại sai.
Bài, ảnh: Đ.BẢO