Tốn kém
Bà Đặng Phương Dung,ệtmayđềxuấtbỏmộtsốthủtụckiểmtrachuyênngàtphcm fc Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, phần nhiều hàng hóa của ngành dệt may thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành. Thời gian qua, với việc cải cách thủ tục hải quan, ứng dụng thông quan điện tử nên thời gian thông quan hàng hóa đã được rút ngắn đáng kể.
Tuy nhiên, đối với những lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành thì thời gian vẫn chưa được cải thiện làm mất thời gian và chi phí cho DN, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, giao hàng thành phẩm cho khách hàng nước ngoài.
Trong đó, thời gian kiểm dịch, hun trùng đối với nguyên liệu dệt may rất dài, chi phí cao. Bởi vì, theo quy định, DN phải gửi công văn lên Cục Bảo vệ thực vật để xin giấy phép Kiểm dịch thực vật, tính từ khi gửi công văn đến khi có Chứng nhận kiểm dịch là 7 ngày.
Làm thủ tục xin đăng ký kiểm dịch hun trùng tại cửa khẩu nhập mất 2 ngày. 24 giờ sau khi nộp kết quả kiểm dịch hàng mới được thông quan. Như vậy, ít nhất phải mất 10 ngày DN mới xong thủ tục kiểm dịch, hun trùng đối với hàng hóa.
Bên cạnh đó, các mặt hàng lông vũ, lông cáo, lông gấu (hàng đã qua xử lý) nhập khẩu để làm hàng Jacket xuất khẩu đã có chứng nhận kiểm dịch động vật và C/O từ phía nước xuất khẩu. Nước xuất khẩu là thành viên Công ước CITES và khách hàng cũng gửi tên khoa học không thuộc danh mục chủng loại cấm trong danh mục CITES.
Tuy nhiên, khi hàng về Việt Nam, DN nhập khẩu phải xin kiểm dịch động vật từ Cục Thú y, đăng ký kiểm dịch hun trùng tại cửa khẩu nhập và xin giám định sinh thái tên gọi, tên khoa học, gửi mẫu lên Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật để xác định chủng loại.
Hiện tại, thời gian hoàn thành các bước làm thủ tục nhập khẩu đến khi nhận được hàng đối với 1 lô lông thú, lông vũ khi về Việt Nam mất khoảng 10-15 ngày, nếu phải giám định tại Viện Hàn lâm là 20 ngày. Như vậy DN sẽ phải trả phí lưu kho lưu bãi quá cao, khoảng 15-20 triệu cho một lô hàng nhập từ 2 đến 3 container.
Với các quy định nêu trên, các DN dệt may đang mất rất nhiều thời gian và quá tốn kém cho các hoạt động kiểm tra chuyên ngành.
Bỏ những quy định bất hợp lý
Từ thực tế nêu trên, các DN dệt may đề xuất, các cơ quan kiểm tra chuyên ngành cần rút ngắn thời gian xác nhận, kiểm tra; cơ quan Hải quan sau khi nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành ra quyết định thông quan hàng hóa ngay cho DN.
Bên cạnh đó, cần có sự kết nối online giữa cơ quan Hải quan với cơ quan quản lý/giám định chuyên ngành để cán bộ Hải quan có thể lấy được kết quả kiểm tra chuyên ngành sớm nhất, không cần phải lấy kết quả bản gốc từ DN. Như thế sẽ rút ngắn được thời gian thông quan, tiết kiệm thời gian và chi phí cho DN.
Trước mắt, đối với các lô hàng lông vũ/lông gia cầm (đã qua xử lý) nhập khẩu có đầy đủ kiểm dịch động vật và C/O từ phía khách hàng, Hiệp hội Dệt May đề xuất xin bỏ kiểm dịch và hun trùng khi nhập khẩu về Việt Nam; Đối với lông gấu/lông cáo (đã qua xử lý) có đầy đủ kiểm dịch, C/O và tên khoa học không thuộc danh mục CITES từ phía khách hàng đề nghị xin bỏ thủ tục kiểm dịch, hun trùng và giám định sinh thái.
Trong thời gian qua, các DN cũng thường gặp vướng mắc trong thủ tục kiểm tra hàm lượng formaldehyt đối với các sản phẩm dệt may theo Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 5-11-2009 của Bộ Công Thương. Bởi đây là loại thủ tục quản lý chuyên ngành yêu cầu số lượng giấy tờ nhiều nhất, với 10 loại chứng nhận về hàm lượng formaldehyt, trong đó có 7 loại chứng từ bắt buộc phải có.
Cụ thể, đối với các lô hàng nhập kinh doanh, các lô hàng này phải thực hiện việc kiểm tra và giám định hàm lượng formaldehyt, amin thơm… Để thực hiện yêu cầu này, bên cạnh chi phí phát sinh (khoảng 3-5 triệu đồng/lô), thời gian thủ tục này thường kéo dài do yêu cầu của quy trình kiểm định, dẫn tới lô hàng chậm được đưa vào sản xuất (từ khi gửi mẫu nguyên liệu đi kiểm tra và lấy kết quả giám định, thông quan khoảng 15 ngày).
Với lô hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, nghĩa vụ chứng minh lô nguyên liệu nhập khẩy để SXXK, DN phải có văn bản giải trình gửi cơ quan Hải quan, kèm theo là hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu…
Do vướng kiểm tra chuyên ngành, nên 100% hồ sơ nhập SXXK bị phân luồng Vàng (kiểm tra hồ sơ). Quy định này làm cho DN bị chậm thông quan hàng hoá, phải chuẩn bị thêm nhiều hồ sơ, chứng từ.
Để tạo thuận lợi cho việc XNK hàng hóa, các DN kiến nghị, với các sản phẩm nhập khẩu từ khu vực có tiêu chuẩn cao hơn Việt Nam hoặc sản phẩm có chứng nhận của các tổ chức có uy tín của nước xuất khẩu thì được miễn trừ kiểm tra chuyên ngành.
Nên bỏ quy định kiểm tra formadehyt với DN nhập khẩu, nhà sản xuất/cung ứng thường xuyên đạt yêu cầu. Nếu không có biện pháp quản lý hữu hiệu, công bằng khi hàng hóa tham gia lưu thông trong nước, Bộ Công Thương nên bỏ quy định này. Bởi vì, trên thực tế hàng nhập khẩu, sản xuất trong nước khi tham gia lưu thông không có bất kỳ bằng chứng gì đảm bảo các lô hàng đều đã được kiểm tra, đạt yêu cầu theo quy định của Thông tư 32.