【lịch thi đấu cúp c1 châu âu hôm nay】Lằn ranh mong manh nhưng trách nhiệm thì rõ ràng
Theằnranhmongmanhnhưngtráchnhiệmthìrõràlịch thi đấu cúp c1 châu âu hôm nayo quy định của Bộ GD&ĐT, nhà trường chỉ được thu các khoản thu mang tính bắt buộc nhưng kết quả kiểm tra đột xuất của cho thấy, các trường đều trực tiếp thu cả những khoản không được phép. Ảnh: N. L
Vậy mà, khi báo chí chất vấn, từ ban giám hiệu nhà trường cho đến lãnh đạo các phòng giáo dục, thậm chí cả chính quyền địa phương, đều khăng khăng: “Chúng tôi làm theo đúng quy định, nhà trường không hề sai...”. Đó chỉ mới là kết quả kiểm tra đột xuất, và chỉ kiểm tra ở một vài trường mà báo chí nêu. Còn nếu kiểm tra rộng hơn ở tất cả các tỉnh, thành thì có lẽ danh sách sai phạm sẽ còn nhiều hơn.
Lạm thu từ đâu ra?
Trả lời báo chí ngày 16/9, ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD&ĐT) - cho rằng, để xảy ra tình trạng lạm thu “có trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục và ngành giáo dục địa phương”. Nói một cách thẳng thắn, lạm thu là do chính người đứng đầu cơ sở giáo dục, tức là ban giám hiệu, mà cụ thể là hiệu trưởng nhà trường, đặt ra. Bởi vì hiệu trưởng là người có trách nhiệm và quyền hạn để cụ thể hóa các quy định chung của ngành giáo dục về tất cả các hoạt động trong trường học của mình, trong đó có việc quy định các khoản thu, cách thu, và cả cách chi.
Cứ xem các khoản thu đầu năm sẽ thấy, mỗi trường đều có những khoản thu và cách thu - chi khác nhau.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhà trường chỉ được thu các khoản thu mang tính bắt buộc (học phí, bảo hiểm y tế), nhưng kết quả kiểm tra đột xuất của bộ cho thấy, các trường đều trực tiếp thu cả những khoản không được phép, bằng cách “thu hộ” hoặc “thu thỏa thuận”. Các khoản thu gọi là “tự nguyện ủng hộ” nhưng nhà trường lại quy định mức thu, thu bình quân. Ai đưa ra các mức quy định này, cách “thu hộ” và đương nhiên cũng là “chi hộ” này, nếu không phải là ban giám hiệu các trường mà đứng đầu là hiệu trưởng? Thậm chí, cả những khoản do ban đại diện cha mẹ học sinh đứng ra thu thì thực chất cũng là một cách “thu hộ” cho nhà trường, vì hầu như đều chi lại cho các hoạt động của trường, và chắc chắn phải được sự đồng ý của hiệu trưởng.
Ai chịu trách nhiệm và xử lý nạn lạm thu?
Chính là “người đứng đầu ngành giáo dục địa phương”, theo như trả lời của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD&ĐT). Hay nói một cách cụ thể, để xảy ra tình trạng hiệu trưởng các trường lạm thu là trách nhiệm của lãnh đạo các phòng và sở GD&ĐT. Ngoài ra, còn có trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp. Đây là trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động giáo dục đã được quy định rõ trong Luật Giáo dục.
Cũng trong nội dung trả lời báo chí, ông Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD&ĐT) cho biết, bộ chỉ kiểm soát tình trạng lạm thu qua việc thanh - kiểm tra, còn trách nhiệm xử lý là của địa phương, vì bộ không có thẩm quyền xử lý trực tiếp. Vì vậy, theo ông vụ trưởng, nếu các địa phương mạnh dạn kỷ luật nghiêm các hiệu trưởng vi phạm, thì việc xử lý mới dứt điểm.
Vì sao phải lạm thu?
Đây là câu hỏi mấu chốt cần đặt ra, để xử lý tận gốc “căn bệnh lạm thu” đã trở nên “mạn tính”.
“Nếu theo đúng quy định thì nói thật là chúng tôi đang thu sai. Vì thu đúng, chúng tôi không có tiền cho hoạt động, dù là những việc nhỏ. Ngưng trệ hoạt động hoặc thu sai, nhiều hiệu trưởng đã chọn thu sai”. Đó là lời thừa nhận thật lòng của hiệu trưởng một trường THPT ở quận Cầu Giấy, Hà Nội với báo chí. Và đây là thực tế của rất nhiều trường học hiện nay.
Hiệu trưởng của các trường dù khăng khăng mình không làm sai quy định, nhưng đều giải thích với báo chí rằng việc phải vận động phụ huynh “ủng hộ tự nguyện” và kêu gọi “xã hội hóa” là vì nguồn cung cấp từ ngân sách không đủ cho các hoạt động thường xuyên của trường. Ngay cả việc xây dựng hoặc nâng cấp cơ sở vật chất là khoản được ngân sách đầu tư, thì cũng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Vậy sao vẫn có những trường không thu thêm khoản “tự nguyện ủng hộ” hay “vận động xã hội hóa” nào cả mà vẫn hoạt động bình thường?
Trả lời thắc mắc của các phóng viên, bà Nguyễn Hoài Thu - Hiệu trưởng Trường tiểu học Thị Trấn 2 của huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang - ngôi trường không thu thêm bất cứ loại phí nào khác ngoại trừ bảo hiểm y tế và bảo hiểm toàn diện - cho rằng, nếu trường tính toán chi phí theo cách “liệu cơm gắp mắm”, đồng thời tiết kiệm tối đa các khoản không cần thiết phải chi (chẳng hạn vệ sinh, tưới cây do học sinh tự quản...) thì chỉ với 113 triệu cho bốn tháng cuối năm 2017 “tôi thấy đã đủ đảm bảo cho nhu cầu hoạt động của đơn vị”. Nếu cơ sở vật chất không đảm bảo, thì hiệu trưởng phải chủ động đề xuất với đơn vị chủ quản là phòng GD&ĐT để phân bổ ngân sách kịp thời.
Một giờ sinh hoạt của học sinh tiểu học. Ảnh minh họa:N.L
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, 82% nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các trường là để trả lương, 18% còn lại cho các khoản chi thường xuyên. Tuy nhiên, theo ông Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD&ĐT), trên thực tế đa phần các trường đều chi đến 90% cho lương và các khoản theo lương. 10% còn lại chi cho tất cả các hoạt động thường xuyên của trường thì thiếu hụt là điều chắc chắn. Và hiệu trưởng các trường đã bù thiếu hụt bằng cách vận động phụ huynh “tự nguyện ủng hộ”.
Nhưng cũng có những vị hiệu trưởng không chọn cách đó, như bà hiệu trưởng ngôi trường không thu thêm phụ phí nói trên. “Việc tùy tiện đưa ra những khoản thu không hợp lý, không đúng quy định của pháp luật để bao biện cho việc "thu từ cha mẹ học sinh đảm bảo chất lượng dạy học" là điều cá nhân tôi không thể thực hiện” - bà Nguyễn Hoài Thu bộc bạch. Danh dự của nhà trường, nhà giáo vẫn là giá trị lớn hơn mọi thứ.
Và chính nhờ giá trị đó thì nhà trường mới thu hút được những nguồn đóng góp đúng nghĩa là xã hội hóa. Theo các chuyên gia giáo dục, nếu “giáo dục là quốc sách hàng đầu” thì không nên chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, vì các nguồn đóng góp khác của xã hội là luôn cần thiết và luôn luôn sẵn sàng có. Ngay cả các trường đại học lớn của thế giới thì nguồn thu quan trọng vẫn là tài trợ của các doanh nghiệp, các tỷ phú. Vấn đề là cách “vận động xã hội hóa” phải thật đúng bản chất tốt đẹp của cụm từ này, và việc quản lý, thu - chi phải công khai, minh bạch. Ngoài ra, cũng có thể tăng học phí một cách hợp lý, đồng thời với việc cắt bỏ tất cả các chi phí vô lý, cũng là cách để đảm bảo đầy đủ kinh phí hoạt động cho các trường.Với cách làm có trách nhiệm và minh bạch như thế, chắc chắn các trường và nói chung cả ngành giáo dục không phải đặt nhiều gánh nặng lên vai cha mẹ học sinh.
Giới hạn giữa “xã hội hóa giáo dục” với lạm thu chỉ là lằn ranh mong manh (đọc thêm bài “Lằn ranh mong manh” - Thừa Thiên Huế Cuối tuần ra ngày 17/9), nhưng trách nhiệm của hiệu trưởng, của lãnh đạo ngành giáo dục và cả lãnh đạo địa phương thì rất rõ ràng. Vấn đề còn lại là việc giám sát và xử lý nghiêm những cá nhân không hoàn thành trách nhiệm, cùng với các giải pháp đồng bộ như trên, thì nạn lạm thu không còn là “căn bệnh mạn tính” gây mệt mỏi cả xã hội.
Bài:MINH TỰ; Ảnh: N.L