【kèo bóng đá hôm nay ngày mai】Doanh nghiệp FDI tiếp tục lên kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam
25 doanh nghiệp Hàn Quốc giao thương trực tiếp với nhà nhập khẩu Việt Nam | |
Kỳ vọng thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam chỉ mất 3 tháng | |
Thủ tướng: Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư |
Các doanh nghiệp FDI đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam. Ảnh minh họa: H.Dịu |
Thời quan qua, môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam đã có nhiều cải thiện, giúp thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Hyun Soo Jun, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam chia sẻ, năm 2018, được sự đồng ý từ công ty mẹ tại Hàn Quốc, đại diện Công ty đã đến khảo sát thành lập nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp VSIP (Nghệ An). Với sự hỗ trợ từ địa phương, ban quản lý khu công nghiệp nên đến cuối năm 2018, Sangwoo Việt Nam đã được cấp phép hoạt động và nhập khẩu máy móc, thiết bị làm cơ sở sản xuất.
Ông Hyun Soo Jun cũng cho biết, doanh nghiệp hiện đang nhận được nhiều ưu đãi về hạ tầng, đất đai, chính sách thuế. Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu, thủ tục thông quan hàng hóa đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng từ Cục Hải quan Nghệ An, Chi cục Hải quan Vinh nên rất thuận tiện để thực hiện các đơn hàng với đối tác quốc tế.
Trong chia sẻ mới đây tại hội nghị giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Nakajima Takeo, Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho biết, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Nhật Bản trên thế giới chỉ tăng trưởng 3% vào năm 2021 và đã giảm xuống còn có 49% trong nửa đầu năm 2022, do nền kinh tế toàn cầu vẫn đang gặp phải nhiều thách thức. Tuy nhiên, trong các đối tác hàng đầu về đầu tư của Nhật Bản, Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng, hơn 59% vào năm 2021 và hơn 45% năm 2022.
Kết quả khảo sát của JETRO năm 2021 còn cho thấy, 55% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng hoạt động. Đại diện JETRO khẳng định, đây là con số cao nhất trong các nước ASEAN. Một cuộc khảo sát khác của JETRO được thực hiện với hơn 1.700 công ty mẹ của các công ty Nhật Bản cho biết, Việt Nam xếp thứ hai trong hạng mục câu trả lời "là nơi mà các quốc gia muốn mở rộng đầu tư" bên cạnh Hoa Kỳ. |
Tương tự, các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng rất lạc quan về triển vọng tiếp tục tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này đánh giá, chính sách về đầu tư của Việt Nam đang rất cạnh tranh và có thể thu hút nguồn đầu tư rất lớn.
Do vậy, nhiều doanh nghiệp lớn đã đến và quyết định đầu tư, mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Theo bà Adeline Angeline Josephine Chouraqui, Tổng Giám đốc CMA-CGM (công ty toàn cầu trong các giải pháp về cảng biển, đường hàng không và logistic), Công ty nhận thấy có nhiều cơ hội có thể khai thác để tăng trưởng tại Việt Nam, vì thế sẽ tiếp tục có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các tuyến đường vận chuyển mới. CMA-CGM cũng hợp tác với một công ty khởi nghiệp của Việt Nam để giúp khách hàng có khả năng tái sử dụng các container, tiếp tục hợp tác với các công ty quốc tế và Việt Nam để tạo hệ sinh thái kỹ thuật số và logistics ở Việt Nam.
Ông Marukawa Yoichi, đại diện Công ty TNHH Panasonic Việt Nam thì cho biết, quá trình phục hồi kinh tế tại Việt Nam đã giúp Công ty nhận ra những tiềm năng phát triển và mở rộng kinh doanh tại một trong những thị trường chiến lược của Panasonic. Panasonic đã thiết lập tầm nhìn và cam kết cho 50 năm tiếp theo tại Việt Nam, là trở thành một Công ty cung cấp giải pháp sức khỏe toàn diện.
Với tầm nhìn đó, Panasonic đang mở rộng đầu tư những dự án như: thành lập trung tâm sản xuất và nghiên cứu phát triển các thiết bị IAQ (giải pháp chất lượng không khí trong nhà) cho thị trường châu Á tại tỉnh Bình Dương; thành lập trung tâm sản xuất và nghiên cứu phát triển các sản phẩm máy giặt, tủ lạnh thông minh cho thị trường châu Á tại tỉnh Hưng Yên và Hà Nội…
Tuy nhiên, trong nhiều cuộc họp lấy ý kiến góp ý, các doanh nghiệp FDI đều đưa ra mong muốn về môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, dễ dự đoán và đặc biệt là tinh giản các thủ tục hành chính.
Đại diện Tập đoàn Bosch kỳ vọng có một sự nhất quán trong môi trường kinh doanh, bởi chính sách được hướng dẫn bởi nhiều văn bản pháp luật có thể dẫn đến việc thiếu tính nhất quán và thiếu rõ ràng trong quá trình thực thi. Vị này lấy ví dụ, Luật Đầu tư công nhận định một dự án đầu tư sản xuất của Bosch là "đầu tư mới", nhưng Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp lại xác định đây là "đầu tư mở rộng" và áp dụng một chương trình ưu đãi thuế kém hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp phản ánh về thời gian, chi phí thực hiện thủ tục về thành lập doanh nghiệp. Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SBG) kiến nghị cần đưa thêm các hoạt động kinh doanh dịch vụ kho bãi, dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử vào danh mục các hoạt động kinh doanh được thực hiện trong các khu công nghiệp nhằm phục vụ sự phát triển của các lĩnh vực logistics và thương mại điện tử cũng như sự chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam.
Với những kỳ vọng và kiến nghị của các doanh nghiệp FDI, Thủ tướng Phạm Minh Chính là nhiều lần khẳng định, Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh hiệu quả, thành công và bền vững tại Việt Nam với tinh thần "Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội, hợp tác phát triển".