【lịch bóng đá giải đức】Quản lý tuân thủ: Doanh nghiệp được hưởng lợi
Giới thiệu về việc áp dụng tuân thủ đối với DN xuất nhập khẩu (XNK) mà ngành Hải quan đang triển khai để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết 35 của Chính phủ,ảnlýtuânthủDoanhnghiệpđượchưởnglợlịch bóng đá giải đức ông Bùi Thái Quang- Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro cho biết: Hiện nay, ở nước ta có khoảng gần 90.000 DN thường xuyên có hoạt động XNK. Để quản lý tuân thủ đối với các DN này, cơ quan Hải quan phải tổ chức quản lý hệ thống thông tin về DN, hoạt động của DN cũng như quá trình chấp hành pháp luật của DN. Hàng năm, ngành Hải quan phân cấp nhiệm vụ cho các đơn vị có trách nhiệm thu thập, cập nhật bổ sung các thông tin mới về DN vào hồ sơ DN. Việc thu thập thông tin này được thực hiện dựa trên nhu cầu thông tin phục vụ đánh giá tuân thủ và phân loại rủi ro DN.
Thời gian qua, cơ quan Hải quan thực hiện đánh giá phân loại 3 nhóm DN để phục vụ áp dụng chính sách quản lý hải quan, gồm: DN ưu tiên; DN tuân thủ; DN không tuân thủ.
Kết quả đánh giá tuân thủ DN có ý nghĩa quyết định đối với việc cơ quan Hải quan tập trung áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải của DN. Cơ quan Hải quan sẽ thực hiện kiểm tra với mức độ kiểm tra cao đối với hàng hóa, phương tiện vận tải của DN không tuân thủ. Ngược lại, DN tuân thủ được áp dụng tỷ lệ kiểm tra rất thấp, đảm bảo thông quan nhanh chóng, thuận lợi.
Ngoài ra, cơ quan Hải quan cũng thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá rủi ro về tình hình hoạt động và chấp hành pháp luật của DN, tổng hợp, kiến nghị điều chỉnh các chế độ, chính sách, quy trình thủ tục, chế độ ưu tiên cũng như cơ chế đánh giá tuân thủ, phân loại rủi ro đối với DN hoạt động XNK.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro cho biết, với sự chủ động tích cực trong việc tiếp cận, áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại, cùng với nỗ lực cải cách, hiện đại hóa trong quản lý hải quan, thời gian qua, ngành Hải quan đã đạt được những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực này, cụ thể:
Xây dựng môi trường tuân thủ trong hoạt động hải quan với hành lang pháp lý được thiết lập khá đầy đủ và minh bạch;
Công tác quản lý, đánh giá tuân thủ DN của ngành Hải quan từng bước được chuyên nghiệp và chuyên sâu; qua đó giúp cho việc đánh giá, phân loại DN được chính xác, tạo cơ sở cho việc áp dụng chính sách tuân thủ một cách công bằng và khách quan;
Cộng đồng DN tham gia tự nguyện tuân thủ ngày càng tăng về số lượng và chất lượng; năng lực tuân thủ của DN trong hoạt động hải quan ngày càng được nâng cao;
Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa từng bước được giảm thiểu đáng kể qua các năm, cụ thể: năm 2011, tỷ lệ kiểm tra thực tế là 12,62%, đến nay (2016) tỷ lệ này giảm còn 5,36%.
Đặt câu hỏi tại buổi họp báo, phóng viên của các cơ quan báo chí quan tâm tới các nội dung: các tiêu chí quản lý rủi ro của cơ quan Hải quan so với các tiêu chí của Hải quan các nước trên thế giới? Việc quản lý rủi ro tác động thế nào với việc phân luồng hàng hóa? Cơ quan Hải quan triển khai mô hình quản lý rủi ro ở các cấp hải quan ra sao? DN cần làm thế nào để biết được mình trong diện đánh giá nào của cơ quan Hải quan?
Trả lời câu hỏi về việc quản lý rủi ro tác động thế nào với việc phân luồng hàng hóa, ông Bùi Thái Quang cho biết, việc phân luồng hàng hóa dựa trên cơ sở quản lý rủi ro đối với DN. Cơ quan Hải quan đánh giá sự tuân thủ của DN dựa vào tần suất và tính chất vi phạm pháp luật của DN, và ở mỗi thời điểm sẽ có sự đánh giá khác nhau. Cùng với đó còn là nhiều tiêu chí khác theo nghiệp vụ quản lý riêng của cơ quan Hải quan. Vì vậy, có thể khẳng định, không có ái có thể can thiệp vào hệ thống quản lý rủi ro của cơ quan Hải quan để điều chỉnh sự phân luồng hàng hóa.
Trả lời câu hỏi, các DN cần làm thế nào để biết được mình trong diện đánh giá nào của cơ quan Hải quan, đại diện Cục Quản lý rủi ro cho cho biết, tất cả phụ thuộc vào ý thức chấp hành pháp luật của DN. Các DN cần chủ động liên hệ và thường xuyên cung cấp đầy đủ thông tin hồ sơ cho cơ quan Hải quan, phục vụ đánh giá chính xác mức độ tuân thủ pháp luật của DN, từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng quản lý và cải thiện mức độ tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế.
Đồng thời, cần chủ động nâng cao năng lực tuân thủ của DN bằng cách tích cực tham gia các chương trình tập tuấn, tuyên truyền, hội thảo của cơ quan Hải quan để tìm hiểu, nắm vững, dẫn đến thực hiện đúng quy định của pháp luật trong quản lý hải quan; Chủ động và tự nguyện hợp tác đầy đủ với cơ quan Hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan.
Hầu hết các câu hỏi đặt ra trong cuộc họp báo đều được đại diện Cục Quản lý rủi ro trả lời đầy đủ, cặn kẽ.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về các tiêu chí quản lý rủi ro của cơ quan Hải quan so với các tiêu chí của Hải quan các nước trên thế giới, Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Bùi Thái Quang cho biết: Quản lý tuân thủ được hiểu là sự quản lý hướng đến sự chấp hành pháp luật của các đối tượng quản lý. Đưa ra các tiêu chí quản lý, Hải quan Việt Nam đã nghiên cứu cũng như áp dụng các kinh nghiệp quốc tế vào tình hình thực tiễn hoạt động tại Việt Nam, và việc vận dụng cũng được linh hoạt, theo từng tình huống và từng thời điểm để có thể đánh giá, quản lý sự tuân thủ của DN một cách khách quan nhất. |