您现在的位置是:Empire777 > Cúp C2

【tỉ số của mỹ】Cơ hội cho phụ nữ mắc bệnh “thầm kín”

Empire7772025-01-11 12:02:58【Cúp C2】1人已围观

简介Chị H. thoải mái hơn sau điều trị bệnh sa sinh dục bằng thủ thuật Pessary tại BV TW HuếBiến chứng kh tỉ số của mỹ

Chị H. thoải mái hơn sau điều trị bệnh sa sinh dục bằng thủ thuật Pessary tại BV TW Huế

Biến chứng khó lường

Lâu nay,ơhộichophụnữmắcbệnhthầmkítỉ số của mỹ tại Khoa Sản, BVTƯ Huế thường xuyên điều trị những vấn đề liên quan bệnh "thầm kín" của phụ nữ. Các bác sĩ ở đây chia sẻ, nhiều phụ nữ hiện ở độ tuổi trung niên thường đến BV vì khối "thịt dư" trong người sa ra ngoài nhưng ngại ngùng không muốn khai bệnh. Mới đây, có trường hợp ở phường Phú Bài, TX. Hương Thủy khổ sở vì mỗi khi đi nhanh, vận động mạnh, ho hoặc sổ mũi… thì khối “thịt dư” ở "vùng kín" sa ra ngoài nhưng không dám chia sẻ với người thân. Đến lúc đi tiểu gắt, ra máu chị này mới thổ lộ nhờ người thân chở đi viện.

Theo TS.BS. Châu Khắc Tú, Trưởng phòng Phụ khoa, Khoa Sản, BVTƯ Huế, bệnh sa sinh dục hiện rất phổ biến ở phụ nữ tuổi trung niên. Thống kê của Hội Sàn chậu học TP. Hồ Chí Minh cho thấy, cứ 3 phụ nữ từng sinh con thì có trường hợp liên quan vấn đề tiểu không kiểm soát và cứ 2 phụ nữ từng sinh con có 1 người bị sa cơ quan vùng chậu, như sa bàng quang, sa tử cung, sa trực tràng. Bệnh sa sinh dục là sự đi xuống của tử cung, trực tràng hoặc bàng quang vào trong hoặc ra ngoài âm đạo. Phần sa này sẽ tạo một khối phồng trong âm đạo mà dân gian thường gọi là “thịt dư”.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sa các tạng vùng chậu, như cơ chậu yếu dần theo tuổi tác, sinh nở nhiều, tiền sử có trải qua các phẫu thuật vùng chậu. Những phụ nữ ở tuổi mãn kinh, béo phì, bưng vác vật nặng, ho mãn tính, táo bón mãn tính... cũng có nguy cơ rối loạn sàn chậu. "Nỗi khổ" này lâu nay rất ít phụ nữ chia sẻ. Bệnh sa sinh dục không đe dọa trực tiếp tính mạng nhưng nếu không điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khó khăn trong sinh hoạt, biến chứng bí tiểu và phải giải quyết cấp cứu.      

Điều trị ổn định không cần phẫu thuật

Thời gian qua, Khoa Sản, BVTƯ Huế tiếp nhận hàng trăm trường hợp sa sinh dục đến khám, điều trị.

Theo TS.BS. Châu Khắc Tú, trước đây để điều trị những bệnh này, các bác sĩ phải phẫu thuật bằng cách sử dụng những mảnh ghép nâng đỡ nhưng thực tế rất nhiều phụ nữ lớn tuổi sợ phẫu thuật vì ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiều nguy cơ khác. Mới đây, các bác sĩ Khoa Sản, BVTƯ Huế nghiên cứu, triển khai kỹ thuật đặt vòng nâng trong điều trị rối loạn chức năng sa sinh dục cho phụ nữ. Đó là một thủ thuật đặt vòng (Pessary) không phẫu thuật, không xâm lấn, đơn giản, chi phí thấp so với các phương pháp điều trị trước đây.

Chị PTH. phường Thuận Thành, TP. Huế một trong những trường hợp điều trị bệnh sa sinh dục với phương pháp đặt vòng Pessary tại BVTƯ Huế chia sẻ, trước đây chị rất khó chịu vì mỗi khi đi nhanh, vận động mạnh... . Sau khi can thiệp đặt vòng Pessary, chị không còn mắc tiểu nhiều cũng như không còn khối “thịt dư” sa ra ngoài âm đạo và vùng bụng dưới cũng hết đau tức. Điều quan trọng hơn chị H. cảm thấy tự tin, tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Theo TS.BS. Châu Khắc Tú, việc điều trị sa sinh dục phụ thuộc vào mức độ để điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Việc ứng dụng phương pháp đặt vòng Pessary gần đây cho 359 trường hợp tại Khoa Sản cho thấy, khả năng phục hồi khối sa trở về vị trí cũ thành công hơn 90%, ít xâm lấn, ít biến chứng, không để lại sẹo và tỷ lệ tái phát thấp. TS.BS. Châu Khắc Tú khuyến cáo, để phòng ngừa sớm bệnh sa sinh dục, phụ nữ cần ăn uống chế độ hợp lý để không gây táo bón, hạn chế các bài tập thể dục làm tăng áp lực trong ổ bụng, tránh béo phì. Khi mới bị sa sinh dục cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để có biện pháp điều trị thích hợp, tránh khối sa diễn tiến nặng đến mức độ phải phẫu thuật...

Bài, ảnh:Minh Văn

很赞哦!(1258)