Nhận Định Bóng Đá

【lịch thi đấu bong da】Nỗi niềm học sinh vùng sâu

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:World Cup  查看:  评论:0
内容摘要:(CMO) Mặc dù giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đầm Dơi thời gian qua phát triển khá nhanh, thế lịch thi đấu bong da

Báo Cà Mau(CMO) Mặc dù giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đầm Dơi thời gian qua phát triển khá nhanh, thế nhưng vẫn còn một số nơi, điều kiện đi lại của người dân còn rất khó khăn, các em học sinh phải đi học bằng đò. 

Do điểm lẻ ấp Tân Hiệp Lợi B, xã Tân Đức xuống cấp, nên nhiều năm nay phụ huynh ở đây đã đưa con đến học nơi khác tốt hơn. Cho con đi học xa hơn, tốn kém hơn nhưng có môi trường giáo dục tốt hơn là điều các bậc phụ huynh đã cố gắng trong nhiều năm học qua. Mỗi ngày đến trường của trẻ một ngày vượt khó khi hầu hết các em phải đi học bằng đò.

Học sinh điểm lẻ ấp Tân Hiệp Lợi B, xã Tân Đức học tập trong điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp.

Em Nguyễn Thuý Niềm, ấp Tân Hiệp Lợi B, xã Tân Đức, bày tỏ: “Mặc dù gia đình khó khăn nhưng cha em động viên, cha sẽ cố gắng làm để lo cho anh em em đi học”.

Thuộc diện hộ nghèo nên mọi khoản thu nhập của cha mẹ em Nguyễn Thuý Niềm đều dành dụm để chăm lo việc học của 4 anh em. Một trong những gánh nặng nhiều năm nay đối với gia đình chính là chuyện lo tiền đò 12.000 đồng mỗi ngày, trong khi tiền công làm phụ hồ của cha em mỗi ngày 150.000 đồng, nhưng bữa có bữa không và tiền “ai thuê gì làm đó” của cha mẹ em.

Dù vất vả nhưng ông Nguyễn Chí Thanh, cha Thuý Niềm vẫn quyết tâm: “Dù nhà nghèo nhưng tôi vẫn cố gắng lao động để có tiền lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn”.

Ông Trần Văn Ngân (cũng ở ấp Tân Hiệp Lợi B) nuôi 2 đứa cháu học lớp 1 và lớp 3. Nhà ông Ngân ở cạnh điểm trường lẻ tại ấp. Trước đây trường có 2 phòng có thể dạy tới lớp 5, thế nhưng dần lâu, cơ sở vật chất xây dựng từ năm 2002 đã không đảm bảo. Điểm lẻ chưa xoá thì phụ huynh đã cho con đi học trường mới, trong đó có cả những hộ nghèo, khó khăn và cả gia đình ông Ngân.

Ông Ngân trải lòng: “Khi nước ròng đi lại rất khó khăn, nhà thì nghèo nên việc mỗi ngày đưa 2 đứa cháu đi học bằng đò là rất khó”.

Ấp Tân Hiệp Lợi B hiện chỉ có khoảng 1,2 km lộ bê-tông, còn lại khoảng 8 km lộ đất. Tuỳ vào đoạn đường ngắn, dài mà mỗi ngày một trẻ phải trả 10.000-12.000 đồng tiền đò. Theo rà soát, năm học này có 16 em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, đặc biệt khó khăn cần hỗ trợ tiền đò.

Tỉnh Cà Mau đang thực hiện chủ trương xoá dần các điểm trường lẻ, bên cạnh nhiều ưu điểm của chủ trương này hẳn sẽ còn những khó khăn nhất định của những học sinh ở xa điểm trường chính. Đây là vấn đề ngành giáo dục cần lưu tâm hơn để đẩy mạnh xã hội hoá cũng như thực hiện một số chính sách hỗ trợ, kịp thời giảm bớt khó khăn cho những học sinh ở khu vực này.

Đường đến trường của trẻ em tại ấp Tân Hiệp Lợi B còn quá khó khăn. Với học sinh tiểu học, đi học bằng đò đã rất khó khăn. Với trẻ mầm non, đây lại là một bài toán nan giải bởi các em còn quá nhỏ. Mặc dù điểm lẻ xuống cấp nên đã xoá bậc tiểu học nhưng trường vẫn giữ lại 1 phòng cho lớp mầm non. Năm học này có gần 15 em độ tuổi 5-6 vẫn ghi danh tại điểm lẻ để được đến trường.

Thiếu thốn sân chơi, vật dụng và không có cả một cái nền sạch sẽ để trẻ có thể ngồi, chơi đùa là thực tế tại điểm lẻ Kênh Chống Mỹ thuộc Trường Mẫu giáo Tân Đức. Một nghịch lý là cơ sở xuống cấp không mở được tiểu học, nhưng nơi đây lại duy trì lớp mầm non trong nhiều năm học qua. Cô giáo Bùi Hồng Liên đã gắn bó với điểm lẻ này hơn 20 năm và cũng chỉ còn 2 năm nữa cô sẽ về hưu. Mỗi ngày cô Liên phải trải cao su cho trẻ ngồi sinh hoạt, vì nền xi-măng không đảm bảo vệ sinh.

Sẽ thật khó cho phụ huynh địa bàn nông thôn trong việc đưa con trẻ ở độ tuổi 5, 6 đi đò đến trường mẫu giáo xa hơn để học. Và ở điểm lẻ xoá 1 phòng giữ 1 phòng, ngày ngày trẻ vẫn đều đặn lên lớp học con chữ vỡ lòng trong môi trường khó có thể thiếu thốn hơn. Có lẽ đây là vấn đề gây khó khăn cho công tác giáo dục ở vùng sâu./.

Thuỳ Mỵ

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap