【cup c2 hôm nay】Chủ tịch VCCI: Việt Nam còn quá ít doanh nghiệp cỡ vừa

chu tich vcci viet nam con qua it doanh nghiep co vua

TS. Vũ Tiến Lộc,ủtịchVCCIViệtNamcònquáítdoanhnghiệpcỡvừcup c2 hôm nay Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Ông đánh giá như thế nào về việc cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam trong năm 2017?

Qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), có thể nói bức tranh môi trường kinh doanh có nhiều khởi sắc. 2017 là năm đầu tiên điểm trung vị của PCI tăng mức kỷ lục kể từ năm 2005 chúng tôi công bố PCI. Hầu hết địa phương đều có tiến bộ và có sự rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương ở cuối bảng và đầu bảng. Điều đó cho thấy, cải cách đã được lan tỏa, việc truyền lửa cải cách về địa phương dưới sự điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bước đầu thành công.

Điều quan trọng nhất, niềm tin của cộng đồng DN được khởi dậy. Có đến 52% DN trong nước và 60% DN nước ngoài cho biết, họ có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tới. Đây là chỉ số niềm tin về môi trường kinh doanh cao nhất từ năm 2011 trở lại đây.

Tuy nhiên, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam mặc dù có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa hài lòng. Trước hết là tính minh bạch và các thiết chế pháp lý để giải quyết những vấn đề của DN đang chuyển biến khá chậm trễ. Thứ hai, DN vẫn gặp khó khăn đối với chi phí không chính thức và chất lượng thi hành công vụ của các cơ quan chính quyền. Gần đây, một số trở ngại mới nổi lên. Đó là, tiếp cận đất đai khó khăn hơn và sự an toàn trong việc đảm bảo quyền sử dụng đất.

Những khó khăn còn tồn tại nêu trên đòi hỏi chính quyền trung ương và địa phương cần có những cải thiện như thế nào, thưa ông?


Những vấn đề trên đòi hỏi phải có những đột phá tiếp tục về cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính ở cấp trung ương đến địa phương để tạo ra những dư địa mới.

Vì vậy, chúng tôi và cộng đồng DN rất phấn khởi và kỳ vọng vào quyết tâm đột phá tiếp theo của Chính phủ là yêu cầu tất cả các bộ, ngành phải đưa ra kế hoạch cắt giảm 30-50% các thủ tục hành chính và các điều kiện kinh doanh của bộ, ngành mình để tiếp tục tạo ra bước đột phá cho các địa phương.

Tiêu biểu nhất là Quảng Ninh – tỉnh dẫn đầu việc cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam. Cách làm của Quảng Ninh khá bài bản, chuyên nghiệp là xây dựng trung tâm hành chính công, chính quyền điện tử, xây dựng các cơ quan hỗ trợ và xúc tiến đầu tư độc lập hay xây dựng hệ thống hiệp hội DN theo hướng nhất thể hóa, tạo sự tương tác giữ người dân và DN thông qua mạng xã hội… Quảng Ninh cũng là mô hình thành công trong việc huy động nguồn lực xã hội vào xây dựng các cơ sở hạ tầng về giao thông đặc biệt là xây dựng sân bay tư nhân đầu tiên ở Vân Đồn.

Ông nhận định thế nào về sự phát triển của khối DN tư nhân trong thời gian tới?

Có thể nói rằng, một trong những thách thức phát triển của Việt Nam trong thời gian tới là làm sao nâng cao được năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân để khu vực này có thể cạnh tranh thắng lợi trong quá trình hội nhập. Bởi khu vực tư nhân thời gian qua đã có sự phát triển hết sức mạnh mẽ về số lượng, nhưng quy mô kể cả vốn và lao động đang nhỏ đi. Đặc biệt, chúng ta đang rất thiếu các DN cỡ vừa trong nền kinh tế. Các DN lớn có thể mất thời gian dài để hình thành, nhưng DN cỡ vừa có thể hình thành trong thời gian không quá dài, vậy mà Việt Nam không chỉ ít DN lớn mà còn quá ít DN cỡ vừa.

Các DN cỡ vừa có lợi thế trong cạnh tranh khi vừa đủ lớn để hoạt động có hiệu quả và vừa đủ nhỏ để linh hoạt trong kinh doanh. Cho nên hội chứng thiếu các DN cỡ vừa là điểm yếu của cộng đồng DN Việt Nam. Bên cạnh đó, trong suốt 30 năm đổi mới, chúng ta chưa hình thành được thế hệ các nhà công nghiệp để có thể cạnh tranh ngang ngửa trên thị trường toàn cầu. Mà một nền kinh tế thành công thì phải có một thế hệ các nhà công nghiệp để thúc đẩy sự phát triển.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, cộng đồng DN và các cơ quan liên quan cần làm gì, thưa ông?

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thì điều quan trọng là cộng đồng DN phải chung tay với Chính phủ để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cộng đồng DN cũng cần phải nâng cấp mình lên để đạt chuẩn quốc tế.

Trong thời gian tới, VCCI và các hiệp hội DN sẽ có nhiều chương trình phối hợp với các bộ, ngành địa phương như: tham gia xây dựng thể chế để cải thiện môi trường kinh doanh tốt hơn; có những chương trình đào tạo, hỗ trợ để nâng cao năng lực quản trị của DN Việt Nam, đặc biệt là khối DN nhỏ, vừa và siêu nhỏ…

Xin cảm ơn ông!